Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Tránh dị ứng khi ăn dặm

13:35:30 17/07/2013

>> Chế biến, bảo quản thức ăn dặm
>> 7 củ quả tập ăn dặm
>> Cho bé ăn dặm bột ngọt

Dấu hiệu dị ứng khi ăn dặm ở bé có thể là nổi ban ở mông và ở mặt; tiêu chảy, nôn trớ và 'xì hơi'.

Nguyên tắc thử thức ăn mới

Mỗi tuần, mẹ chỉ nên cho bé thử 1-2 thức ăn mới. Nếu bé có dấu hiệu dị ứng, mẹ nên tạm thời ngừng cho bé ăn thức ăn đấy và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Tăng khẩu phần từ từ

Nếu ăn nhiều, bé dễ bị đau bụng hoặc xuất hiện các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng. Nếu bé không có phản ứng đặc biệt với đồ ăn, mẹ mới nên tăng khẩu phần cho bé nhưng tăng cũng cần từ từ.

Tránh đồ ăn dễ dị ứng

Bé dưới một tuổi không sử dụng các loại thức ăn dễ gây dị ứng gồm: trứng, mật ong, sữa bò.

Đồng thời, cần lưu ý những thức ăn mà anh (chị) của bé có tiền sử dị ứng. Bởi vì, dị ứng có liên quan đến yếu tố di truyền.

Tránh dị ứng trứng cho bé ăn dặm: Để hạn chế tối đa khả năng dị ứng trứng cho bé tuổi ăn dặm, cần nhớ 2 nguyên tắc: bắt đầu cho bé ăn trứng khi bé ít nhất được 6 tháng tuổi; trứng phải được nấu chín kỹ (không phải lòng đào).

Mẹ có thể cho bé ăn trứng luộc, trứng hấp, trứng rán và kiểm tra xem hình thức nào khiến bé thích nhất. Dù chọn cách nấu nướng nào, vẫn phải đảm bảo trứng được nấu chín, cả lòng đỏ và lòng trắng phải rắn.

Mẹ cũng có thể cho bé ăn những thực phẩm chứa trứng nấu chín chẳng hạn bánh custard.

Nhất định không cho bé ăn trứng sống hoặc trứng tái. Trứng chưa được nấu chín kỹ có thể chứa vi khuẩn salmonella, gây ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, cần tránh cho bé những loại thực phẩm có chứa trứng sống như kem hay mayonnaise tự chế. Nếu mẹ thích làm bánh ngọt, cần cẩn thận để bé không mút thìa có chứa trứng sống.

Khi mẹ cho bé ăn trứng lần đầu, chỉ nên cho bé thử 1-2 miếng để kiểm tra mức độ dị ứng. Nên cho bé ăn trứng riêng biệt với những loại đồ ăn có thể gây dị ứng như cá, lạc, sữa bò... Bằng cách đó mẹ sẽ biết được trứng có phải nguyên nhân chính của dị ứng không.

Nếu bé bị dị ứng trứng, bé sẽ có một vài phản ứng thể chất ngay sau khi ăn như: ngứa mũi hoặc chảy nước mũi; đau họng; ngứa, cháy nước mắt; phát ban; sưng.

Nếu mẹ nghi ngờ bé bị dị ứng trứng, nên đưa bé đến một phòng khám dị ứng. Tại phòng khám, chuyên gia dị ứng sẽ thực hiện một thử nghiệm đơn giản để xem bé có bị dị ứng với trứng hay không. Dị ứng trứng có thể kích hoạt một phản ứng nghiêm trọng hơn, gọi là shock phản vệ với các triệu chứng cần nhanh chóng được trợ giúp y tế như: khó thở, chóng mặt hoặc ngất xỉu, ra mồ hôi.

Tránh dị ứng khi cho bé ăn xoài: Xoài thuộc nhóm quả nhiệt đới có khả năng gây dị ứng cho bé. Dấu hiệu đặc trưng là bé nổi ban rất nhiều. Một số bé có cơ địa mẫn cảm còn xuất hiện triệu chứng phát ban, ngay lúc tiếp xúc với chất nhựa (hoặc vỏ xoài).

Vì khả năng gây dị ứng phần lớn cư trú ở lớp vỏ xoài; cho nên, mẹ không được cho bé ăn xoài cả vỏ mà chỉ nên dùng lớp thịt xoài để chế biến thành món ăn, giúp bé ngon miệng lại tránh được dị ứng.

Nhiều cha mẹ quyết định cho bé tập ăn xoài ngay khi bé mới bước vào tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, với nhóm bé bị dị ứng xoài, mẹ chỉ nên cho bé ăn xoài khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi.

Có người thắc mắc, liệu họ có thể nấu chín xoài để tránh dị ứng cho bé. Các chuyên gia cho biết, mẹ không cần thiết phải nấu chín xoài nếu nó đã chín và mềm. Với nhóm bé dưới 8 tháng tuổi (bắt đầu làm quen với món xoài), mẹ có thể hấp xoài trước khi cho bé dùng.

Thực đơn với món xoài

1. Xoài chín: Trước tiên, mẹ cần bóc vỏ, bỏ hạt và cắt xoài thành lát; sau đó, mẹ nghiền nhuyễn xoài. Chỉ cần thêm một chút nước đun sôi để nguội (hoặc không cần), cho xoài bớt đặc là mẹ có thể cho bé thưởng thức.

2. Sữa chua xoài:

- Nguyên liệu: Một lát xoài chín, ½ hộp sữa chua, có thể thêm chút nước táo hoặc nước lê ép.

- Cách làm: Dầm nhuyễn xoài; sau đó, mẹ cho sữa chua vào cốc xoài, đánh tan hỗn hợp trên trước khi cho bé thưởng thức. Mẹ có thể thêm vào cốc xoài sữa chua một ít nước đun sôi để nguội, chút nước táo (hoặc nước lê) ép.

3. Hỗn hợp chuối, xoài, đào

- Nguyên liệu: ½ miếng xoài chín đã được đánh nhuyễn; ½ quả chuối chín, đã được bỏ vỏ và đánh nhuyễn; một quả đào nhỏ, chín đã được bỏ vỏ và xay nhuyễn.

- Thực hiện: Trộn 3 hỗn hợp trên vào một chiếc cốc to; sau đó, mẹ có thể cho thêm chút nước lọc vào cốc (hoặc không cần) trước khi cho bé thưởng thức.

Những loại quả có thể trộn với xoài là: chuối, đào, dâu tây, dưa hấu, khoai lang đã được nấu chín, lê.

Phương Thảo

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo