- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Các vấn đề sức khỏe phần lớn mẹ bầu phải đối mặt
Khi mang thai, cơ thể người mẹ trải qua rất nhiều thay đổi. Mẹ sẽ tăng cân, dễ bị đau bụng, tăng huyết áp, thay đổi tiết dịch âm đạo, chảy sữa non…
Dưới đây là những vấn đề sức khỏe phổ biến mà phần lớn mẹ bầu phải đối mặt:
Đau lưng
Khi các dây chằng ở mẹ bị yếu đi và phải căng ra đáp ứng sự phát triển của thai nhi và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh nở thì người mẹ cũng sẽ thấy căng đau các khớp lưng và xương chậu.
Buồn nôn
Ốm nghén, buồn nôn, nôn, tâm trạng thất thường… là những thay đổi ở phần nhiều mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên. Đối với nhiều mẹ bầu, quầng vú sẽ rộng hơn khi sang tam cá nguyệt thứ hai.
Chảy sữa non
Do ngực mẹ đang chuẩn bị thời kỳ cho con bú nên trong khi mang thai, người mẹ thỉnh thoáng sẽ thấy bị chảy sữa non. Sữa non thường tiết ra trong 3 tháng cuối.
Chảy máu chân răng
Những vấn đề về sức khỏe răng miệng trở nên rất phổ biến khi mang thai. Ngoài chảy máu chân răng, người mẹ cũng dễ phải đối mặt với vấn đề răng miệng khác như nha chu, sâu răng…
Tăng dịch tiết âm đạo
Khi đang mang thai, tăng dịch tiết âm đạo tăng dịch tiết ở cổ tử cung và các thành âm đạo. Đến cuối thai kỳ, tăng dịch tiết có thể lên gấp đôi.
Chuột rút
Đây có thể là một vấn đề nghiêm trọng mà phụ nữ mang thai phải đối diện. Trong thời gian mang thai, người mẹ có thể bị chuột rút mạnh và đột ngột và cơ bắp chân, bàn chân. Chuột rút thường “tấn công” mẹ bầu vào ban đêm.
Đi tiểu thường xuyên
Khi áp lực lên bàng quang tăng do bụng bầu lớn dần cũng là lúc hoạt động của bàng quang giảm sút. Vì vậy, bàng quang không thể chứa nước tiểu lâu và khiến người mẹ có cảm giác hay buồn tiểu.
Mất ngủ
Sự thay đổi nội tiết tố gây nên chứng mất ngủ cho phụ nữ mang thai. Hơn nữa, các cơn đau cơ thể cũng khiến giấc ngủ của mẹ trở nên khó khăn hơn.
Những vấn đề về da và tóc
Rạn da, khô da, rụng tóc… là những vấn đề về da, tóc mà phụ nữ mang thai phải đối mặt.
Táo bón
Những thay đổi hormone khi mang thai có thể gây nên chứng táo bón thai kỳ. Mẹ bầu nên ăn thức ăn nhiều xơ và uống đủ nước.
Nhức đầu
Một số phụ nữ mang thai bị nhức đầu cấp tính trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ. Ngoài thay đổi nội tiết thì bị nôn do nghén cũng kích thích lên đầu gây đau đầu và đau họng.
Chứng khó tiêu
Thay đổi hormone và sự phát triển của bào thai gây nên chứng khó tiêu. Khó tiêu thường đi kèm với ợ nóng.
Ngọc Huê
- Những thói quen của mẹ ảnh hưởng tới não thai nhi (20:58:00 31/08/2014)
- Tư thế ngủ cho thai kỳ khỏe mạnh (15:30:00 27/08/2014)
- Những tác hại của khói thuốc lá tới thai nhi (14:55:00 27/08/2014)
- Mẹo hay ứng phó với nghén (16:07:00 17/08/2014)
- 7 lý do gây ra máu ở mẹ bầu (15:21:00 13/08/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |