- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Nguyên nhân, phòng tránh chửa trứng
Chửa trứng là tình trạng bất thường của thai nghén, trong đó một phần (các gai màng đệm của nhau) hay toàn bộ bánh nhau bị thoái hóa thành các nang (túi) chứa dịch to, nhỏ dính vào nhau từng chùm giống như trứng ếch.
Những chùm nang này thường chiếm toàn bộ diện tích buồng tử cung và tiếp tục phát triển nhờ máu của mẹ, dù trứng đã bị hỏng.
Nguyên nhân
Cho đến nay vẫn chưa xác định được guyên nhân chính gây ra chửa trứng. Tuy nhiên, có một số yếu tố đã được xác định là nguyên nhân tiềm ẩn gây chửa trứng:
- Tuổi của mẹ: Chửa trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi mang thai, tuy nhiên, với phụ nữ mang thai dưới 20 tuổi và trên 40 tuổi, nguy cơ bị chửa trứng sẽ cao hơn hẳn những phụ nữ khác.
- Tiền sử thai nghén: Thai phụ có tiền sử thai nghén lần đầu không bình thường, hoặc có khuyết tật về nhiễm sắc thể của trứng, bất thường ở tử cung…
- Đẻ nhiều: Những phụ nữ đã có thai nhiều lần cũng có nhiều nguy cơ bị chửa trứng.
- Thiếu dinh dưỡng: Chế độ khẩu phần dinh dưỡng không đầy đủ như thiếu hụt vitamin A, protein, acid folic, carotene cũng là nguyên nhân gây chửa trứng ở phụ nữ.
Phân loại chửa trứng
Có 2 loại chửa trứng thường gặp là chửa trứng hoàn toàn và chửa trứng không hoàn toàn.
Chửa trứng hoàn toàn: Đây là loại chửa trứng không có tổ chức thai với các gai nhau phình to, mạch máu lông nhau biến mất và lớp tế bào nuôi tăng sinh mạnh.
Chửa trứng không hoàn toàn: Còn được gọi là chửa trứng bán phần. Khác với loại trên, chửa trứng không hoàn toàn có tổ chức thai hoặc một phần thai và màng ối. Thai có thể còn sống hoặc đã chết, các gai nhau phù nề.
Triệu chứng của chửa trứng
Thông thường, để phát hiện ra chửa trứng không phải là quá khó. Có thể dựa vào những triệu chứng sau:
- Ra máu: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ bị ra máu (thường là màu nâu đen hoặc đỏ), thậm chí ra dai dẳng hoặc chảy máu ồ ạt dẫn đến thiếu máu.
- Triệu chứng ốm nghén mạnh: Thai phụ tắt kinh và nghén nhiều. Biểu hiện rõ ràng nhất là buồn nôn và nôn (hầu như suốt cả ngày). Thai phụ cũng có thể bị phù, huyết áp cao và Protein niệu (tình trạng nhiễm độc thai nghén).
- Tử cung to: Qua siêu âm có thể tử cung thai phụ to hơn bình thường, không tương xứng với tuổi thai, mềm và đặc biệt thấy hình lỗ chỗ trong khối nhau như hình ảnh tuyết rơi. Siêu âm cũng không phát hiện âm vang thai trong tử cung và không thấy phôi thai, tim thai. Bụng thai phụ to nhanh.
Ngoài ra một số phòng thí nghiệm hiện đại có thể giúp chẩn đoán xác định chửa trứng bằng cách phát hiện nồng độ amino peptid, HPL…
- Khám âm đạo: Nếu bác sĩ tiến hành khám âm đạo và phần phụ có thể thấy nhân di căn âm đạo (kích thước bằng khoảng ngón tay), màu tím sẫm, dễ vỡ, gây chảy máu và có thể thấy nang hoàng tuyến mọng, dễ di động ở 1 trong 2 bên buồng trứng.
- HCG tăng cao: Xét nghiệm nước tiểu thấy nồng độ HCG tăng rất cao, trên 30.000 đơn vị.
Điều trị chửa trứng
Ngay khi xác định thai phụ bị chửa trứng cần tiến hành lấy trứng ra càng sớm càng tốt để đề phòng sảy trứng, chảy máu nhiều và phát triển thành ác tính.
Trứng có thể sảy tự nhiên hoặc bác sĩ phải tiến hành lấy trứng ra. Nếu trứng chưa sảy có thể áp dụng phương pháp nạo hoặc hút trứng ra. Nếu trứng đang sảy thì dùng phương pháp hút hoặc gắp trứng ra thật sạch.
Với những thai phụ trên 40 tuổi và không có nhu cầu sinh con nữa, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ tử cung để đề phòng biến chứng ác tính.
Sau khi ra viện, bệnh nhân cần chú ý: Đi khám lại, thử máu và nước tiểu theo định kỳ của bác sĩ trong 6 tháng đầu mỗi tháng 1 lần, sau 1 năm 3 tháng 1 lần cho đến hết 2 năm sau khi nạo. Thời gian tối thiếu để thai phụ có thể mang thai lại là 2 năm và trước khi có thai lại, thai phụ cần kiểm tra nồng độ HCG trong nước tiểu.
Thai trứng có hai loại lành tính và ác tính, trong đó có khoảng 30% thai lành tính diễn biến thành ác tính. Vì vậy, trong quá trình theo dõi, nếu tử cung vẫn to, nang hoàng tuyến không mất đi và xuất hiện nhân di căn thì nguy cơ ác tính rất cao.
Nếu trở thành ung thư nhau thai: Bác sĩ sẽ dùng các phương pháp chữa bệnh sau:
- Chữa bằng hoá chất: Dùng thuốc để diệt ung thư.
- Chữa bằng phẫu thuật: Ở một số trường hợp.
- Chữa bằng tia xạ: Dùng tia phóng xạ để diệt ung thư, chỉ trong một số trường hợp.
Lưu ý: Nếu thai phụ đã từng bị chửa trứng thì tỷ lệ tái phát là khoảng 1% ở các lần mang thai sau. Tuy nhiên, có đến 90% trường hợp chửa trứng sau khi hút xong không cần điều trị gì thêm.
Những biến chứng nguy hiểm
Nếu thai phụ bị chửa trứng mà không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ xảy ra một trong những biến chứng sau:
- Băng huyết: sảy trứng gây băng huyết, nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.
- Thủng tử cung: trứng ăn sâu vào cơ tử cung, làm thủng lớp cơ tử cung, gây chảy máu ổ bụng.
- Ung thư: Ung thư tế bào nuôi phần thai và lây sang mẹ. Đây còn gọi là hiện tượng ung thư mô trung sản, chiếm khoảng 10 – 30% các ca chửa trứng.
Có một số trường hợp sau khi bị điều trị thành công ung thư mô trung sản vẫn có thể có con như bình thường.
Những yếu tố gây nguy cơ ác tính (ung thư mô trung sản):
- Kích thước tử cung trước khi nạo to hơn tuổi thai 20 tuần.
- Có 2 nang hoàng tuyến to ở hai bên buồng trứng.
- Nồng độ HCG tăng rất cao.
- Có biến chứng của thai trứng như nhiễm độc thai nghén hay cường tuyến giáp.
- Chửa trứng trở lại.
Phòng ngừa chửa trứng
Để phòng ngừa chửa trứng, thai phụ cần chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, sinh đẻ có kế hoạch và khám thai định kỳ.
Ngoài ra, nếu thai phụ đã một lần bị chửa trứng và muốn có con lại thì nhất thiết phải chờ đủ thời gian tối thiếu là 2 năm. Thai phụ cũng cần phải có sự tư vấn và theo dõi cẩn thận của bác sĩ.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Đau dây chằng khi có thai (16:49:00 22/09/2014)
- Khi mẹ bầu bị ngạt mũi (13:05:00 20/09/2014)
- Phòng viêm, đau họng mùa thu (12:55:00 20/09/2014)
- Mẹ 102kg sinh con nặng 6,5kg ở Quảng Nam (19:48:00 19/09/2014)
- Viêm phế quản ở bà bầu (10:00:00 19/09/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |