- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
8 thói quen hại cho răng
Việc chải răng quá mạnh, dùng răng như một dụng cụ gia đình hay coi các biểu hiện khác thường trong miệng là chuyện nhỏ... đều gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng.
1. Dùng lực mạnh để đánh răng
Sử dụng bàn chải có lông cứng dễ gây tổn thương cho răng và lợi nhưng dùng lực mạnh để đánh răng cũng gây hại không kém.
2. Dùng kem đánh răng không phù hợp
Một số loại kem đánh răng, đặc biệt là những loại chuyên dùng để “loại bỏ cao răng” rất dễ làm mòn răng. Và cũng nên suy nghĩ kỹ trước khi dùng các sản phẩm làm trắng răng vì dù thế nào nó cũng làm yếu men răng ở một mức độ nào đó.
3. Không vệ sinh răng sau bữa ăn
Chỉ sau nửa tiếng, vi khuẩn sẽ sinh sôi trong các thực phẩm giắt nơi kẽ răng. Nếu sau bữa ăn không vệ sinh răng sạch sẽ dễ hình thành sâu răng, bệnh nướu răng.
4. Uống nhiều thức uống có ga
Thức uống có ga chứa axit photphoric, nếu uống quá nhiều nó sẽ làm hỏng men răng theo thời gian. Vì vậy bạn nên hạn chế uống đồ có ga, tốt nhất là nên đánh răng ngay sau khi uống chúng.
5. Thường xuyên ăn vặt
Các loại thực phẩm chứa đường hay tinh bột dễ dàng tấn công men răng khi lưu lại trên răng. Nhai kẹo cao su không đường sau khi ăn có thể tăng lưu lượng nước bọt trong miệng, loại bỏ các vi khuẩn, giúp ngăn ngừa sự hình thành sâu răng.
6. Dùng răng như một 'công cụ'
Ăn đồ quá nóng, quá lạnh, dùng răng cắn mạnh vào vật cứng… có thể làm ê răng, hỏng lớp men răng và tủy răng.
7. Bỏ qua các vấn đề răng miệng
Chảy máu chân răng và hơi thở có mùi là dấu hiệu của bệnh nướu răng và đều cần được đi khám.
8. Không khám răng và làm sạch cao răng định kỳ
Bạn có thể mỗi năm 2 lần đi khám nha khoa để kiểm tra răng miệng và lấy sạch cao răng. Như vậy sẽ giúp phòng chống được các bệnh viêm lợi và viêm quanh răng.
Theo Dân Trí
- Đoán bệnh qua mặt cho nam giới (08:08:00 08/10/2010)
- Lưu ý nhỏ khi dùng thuốc (08:14:00 07/10/2010)
- 'Chuyên gia dinh dưỡng' trên kệ bếp (08:00:00 06/10/2010)
- Hữu xạ tự nhiên hương (08:00:00 05/10/2010)
- Nem cua phômai, đậu Hà Lan (00:41:00 05/10/2010)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |