- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé trai ngưng thở vì hóc xúc xích
Trước đó bé bị ho sặc khi đang ăn xúc xích, được gia đình đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu. Bác sĩ sơ cứu bằng cách lấy mảnh xúc xích to gần bằng ngón tay ra khỏi đường thở của bé, sau đó chuyển bệnh nhi đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM.
Bệnh nhi vẫn còn được điều trị tại bệnh viện. |
Gia đình cho hay, sau khi ăn và sặc, bé tím tái rồi thở yếu. Tại bệnh viện ở địa phương, bé có dấu hiệu ngưng thở. Khi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh nhi tiếp tục có cơn co gồng, phản ứng kém, các bác sĩ đã tiếp tục cho thở máy và theo dõi chặt chẽ. Đến chiều 21/3, bé đã bắt đầu phản ứng với tiếp xúc.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết đây là lần đầu điều trị cho bệnh nhi hóc xúc xích nghiêm trọng như bé An.
Bình Thuận: Búi tóc quấn kẹo cao su trong dạ dày bé gái
Cứ ăn vào là nôn, bé gái 5 tuổi ở Bình Thuận được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) xác định do búi tóc to hơn nắm tay nằm chắn trong dạ dày. Người nhà cho biết, bé có thói quen ăn tóc từ lúc 2-3 tuổi. Không những cháu tự bứt tóc mình ăn mà còn nhặt tóc dưới đất để cho vào miệng. Ngoài ra, khi ăn kẹo cao su thì em nuốt luôn.
"Cách đây hai tuần, bé than đau bụng, cứ ăn vào là nôn nên tôi đưa con đến bệnh viện ở Bình Thuận khám. Bác sĩ nghi có vật lạ trong dạ dày nên chuyển lên tuyến trên" - mẹ của bé nói.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, các bác sĩ đã đưa ra khỏi dạ dày của bé búi tóc quấn với kẹo cao su nặng khoảng 200g. Đây là nguyên nhân khiến thức ăn bị chặn lại khi bé ăn vào, đồng thời gây đau bụng.
Các bác sĩ cho biết, ăn tóc, cắn nuốt móng tay là thói quen xấu có thể khiến bé bị nghẽn đường tiêu hóa. Bệnh không xuất hiện trong thời gian ngắn, mà thường xảy ra sau vài năm do thức ăn khó tiêu hóa và tóc sẽ kết lại thành khối.
Hà Nội: Bé trai 2 tuổi nguy kịch do hóc hạt nhãn
Sau bữa cơm, trong lúc người lớn không để ý, bé Minh đã nuốt phải hạt nhãn dẫn đến ngừng thở.
Bé được chuyển vào Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng tím tái, ngưng thở toàn thân, mất mạch cảnh, bẹn. Hiện bé vẫn hôn mê, phải thở máy. Theo các bác sĩ do bị ngừng thở, ngừng tim quá lâu, nên nếu bé có qua khỏi thì khả năng bị biến chứng não là rất lớn.
Tai nạn xảy ra vào ngày 13/3. Kết quả thăm khám cho thấy hạt nhãn bị mắc trong họng, bịt kín toàn bộ thanh quản. Các bác sĩ đã thực hiện thủ thuật Heimlich và gắp dị vật bằng banh. Sau đó, do bệnh nhi ngừng thở nên được đặt nội khí quản và chuyển sang khoa Nhi.
Các bác sĩ khuyến cáo, những trường hợp bé hóc dị vật như trên không phải hiếm gặp. Cái gì bé cũng có thể cho vào miệng, nhất là khi đang ở độ tuổi hiếu động. Có né 2 tuổi ăn quả nho to quá, không nuốt được cũng bị hóc. Vì thế, cha mẹ cần quản lý con khi dùng đồ ăn uống, bột, sữa, thạch, các loại quả như: nhãn, chôm chôm...
Bên cạnh đó, người lớn cũng cần biết thủ thuật Heimlich để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở bé. Nguyên tắc là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra ngoài. Vì thế, cách làm này có hiệu quả rất tốt với những dị vật choán gần hết đường thở và dễ di chuyển như viên bi, kẹo... Heimlich có hiệu quả từ cú vỗ hoặc cú ép hoành đầu tiên, càng về sau hiệu quả càng giảm dần.
Cha mẹ cần chú ý không nên ép con ăn lúc đang khóc hoặc cười vì rất dễ bị sặc. Nếu bé vô tình nuốt phải dị vật nhọn thì nên đưa đi cấp cứu ngay, tránh móc họng bé vì cách làm này có thể khiến dị vật càng mắc sâu hơn.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Theo Thiên Chương - Phương Trang
VnExpress
- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh ở bé (20:15:00 26/03/2013)
- Các dấu hiệu bất thường ở bé 3 năm đầu đời (14:15:00 25/03/2013)
- Lưu ý bồi bổ nhân sâm cho bé (10:01:00 23/03/2013)
- Bé dễ bị nhiễm khuẩn da vì tắm lá (08:54:00 22/03/2013)
- Triệu chứng cần đưa bé đến bác sĩ (09:34:00 21/03/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |