- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Ban nhiệt ở bé mùa hè
Ban nhiệt là tổn thương da phổ biến ở bé vào mùa hè. Thống kê cho thấy, khi thời tiết nóng bức như hiện nay cứ 10 bé đã có 2-3 bé nổi ban nhiệt.
Bệnh xảy ra ở mọi tuổi nhưng thường gặp ở hững bé được ủ kỹ; bé sơ sinh nằm than; bé năng động chạy nhảy nhiều. Đáng lưu ý là người nhà thường tự điều trị theo kinh nghiệm như đắp lá cây giã (đắp đậu xanh nhai nát, bôi nhớt gà, kiêng nước, cữ tắm...) làm bệnh lâu lành, thậm chí có biến chứng nguy hiểm.
Hình ảnh ban nhiệt trên da bé. |
Ban nhiệt xuất hiện khi bé đổ mồ hôi nhiều
Nguy hiểm trị ban nhiệt bằng đắp lá cây Bé trai Võ Tuấn Mạnh (6 tháng tuổi, nhà ở Tiền Giang) nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 vì sốt cao, da nhiều mụn mủ. Bé bị nổi ban nhiệt ở da đã 3 tuần, những nốt nhỏ đỏ ngứa nhiều, xuất hiện rải rác trên da cổ và ngực. Người nhà đã đưa đi khám bệnh nhưng không yên tâm nên mẹ bé đã hái lá cây giã nát, đắp thêm lên những vùng da này cho mau hết. Bằng cách này các nốt đỏ da không giảm mà nổi nhiều hơn, dai dẳng không hết, trở thành rất nhiều cục cứng (đỏ đau, đỉnh có mủ vàng nhạt) lan rộng khắp đầu cổ, ngực, lưng và cả hai cánh tay. Đến khi da toàn thân bị ửng đỏ lên, bé sốt cao, mệt nhiều người nhà mới đưa đi bệnh viện. Để bảo vệ làn da của bé mùa nắng nóng, các bậc phụ huynh nên lưu ý làm dịu, mát da bé bằng cách cho bé chơi, ngủ ở nơi mát mẻ. Mặc quần áo rộng rãi, bằng vải thấm mồ hôi. Tránh ủ kỹ. Khi bé nổi ban nhiệt phải chăm sóc đúng và theo dõi cẩn thận, không tự ý điều trị theo kinh nghiệm.
Ban nhiệt là tình trạng da bị phát ban do viêm tấy, nổi những hạt nhỏ li ti (hoặc mảng màu hồng), xảy ra khi bé đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân do các lỗ chân lông bị bít kín, tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn do tế bào chết của da hoặc vi trùng. Ban nhiệt xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, thường gặp ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán (cổ vai, lưng, ngực, vùng tã lót, các nếp gấp của cơ thể) gây ngứa nhiều từng cơn. Bệnh xuất hiện trong vài ngày và hết nhanh khi nhiệt độ môi trường cải thiện, lúc bé ngừng đổ mồ hôi.
Khám bệnh và làm xét nghiệm cho kết quả, bé bị ban nhiệt biến chứng nhiễm trùng nặng. Phải điều trị kháng sinh tiêm, phối hợp với rạch thoát mủ và chăm sóc da tích cực bé mới hạ sốt, da hết nhiễm trùng và lành lặn lại.
Nếu không được điều trị thích hợp tổn thương ở da sẽ lâu lành, lan rộng gây kiệt sức hoặc bị nhiễm trùng trở thành mụn mủ, gây biến chứng nặng toàn thân. Tùy mức độ tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi nông hay sâu có 3 dạng ban nhiệt:
- Ban hạt kê (còn gọi là ban bạch): Thường gặp ở bé sơ sinh, gồm những bóng nước trắng li ti xuất hiện từng đám, không viêm cũng không đỏ xung quanh. Ban hạt kê ít gây ngứa và thường biến mất trong vài tiếng đồng hồ đến vài ngày.
- Ban kê đỏ (còn gọi là rôm sảy): Là dạng thường gặp nhất ở bé. Đây là loại ban ngứa xuất hiện phổ biến vào thời tiết nóng bức, khi các ống tuyến mồ hôi bị tắc ở mức độ sâu hơn lớp thượng bì. Da đỏ lên, xuất hiện rất nhiều bóng nước rời rạc (hoặc thành từng chùm dạng đốm lấm tấm đỏ trên da), gây cảm giác như bị kim châm chích hoặc rát ngứa dữ dội từng cơn. Bé thường gãi nhiều, khó chịu và hay quấy khóc.
- Ban kê sâu (hay ban kê mủ): Là dạng ít gặp. Xảy ra khi bé bị nhiều đợt rôm sảy tái đi tái lại. Nguyên nhân do sự tắc nghẽn phần sâu hơn của tuyến mồ hôi, da bị viêm sâu hơn, có tình trạng sưng viêm và nhiễm trùng thứ phát. Ban lúc này là những mụn cứng, màu sậm hơn. Dạng này cũng ít ngứa hơn rôm sảy nhưng nguy hiểm vì dễ dẫn đến kiệt sức do nhiệt.
Biến chứng nhiễm trùng do chăm sóc không đúng
Biến chứng thường gặp ở bé bị ban nhiệt là nhiễm trùng da thứ phát do bé gãi ngứa nhiều trong điều kiện vệ sinh kém; hoặc do những biện pháp điều trị không đúng như đắp lá cây giã (đắp đậu xanh nhai nát, bôi nhớt gà, kiêng nước, cữ tắm). Qua nang lông (hay chỗ xây xát ngoài da) khi bé ngứa gãi, các vi trùng thường trú (tạm trú) trên da hay vi trùng cơ hội sẽ vào sinh sản ở đó, phát huy độc tính gây nhiễm trùng tạo thành ổ mủ. Da bị nhiễm trùng sưng nóng đỏ lên, thành cục cứng gây đau nhức do sự hiện diện của mủ ở sâu bên dưới (tạo abces, viêm mạch bạch huyết, viêm hạch). Diễn tiến nặng khi vi trùng vào máu gây nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng hoặc đến gây tổn thương các cơ quan khác như màng não, tim, tủy xương, phổi.
Chăm bé đúng cách
Cách chăm sóc đúng tại nhà bằng cách giữ cho da bé mát, sạch và khô để giảm ngứa và giảm các kích thích ở da:
- Tránh đổ mồ hôi nhiều: Cho bé ở nơi thông thoáng, mát mẻ. Ngủ dưới quạt nhẹ. Nếu được, nên cho bé ở phòng máy lạnh vào thời gian nóng trong ngày. Hạn chế bé chạy nhảy quá nhiều ngoài trời nắng nóng.
- Vệ sinh da hàng ngày: Tắm rửa cho bé chú ý các vùng da cọ xát, các nếp kẽ. Chọn loại xà phòng kháng khuẩn để làm giảm lượng vi trùng lưu trú trên da.
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi, bằng chất liệu mỏng và thấm mồ hôi. Thay tã giấy (bỉm) thường xuyên. Cắt ngắn móng tay bé để tránh gãi ngứa.
- Cho bé uống nhiều nước. Ăn đầy đủ các chất như rau quả, vitamin và chất khoáng. Tránh thức ăn cay, mặn, thức uống nóng.
- Nếu vùng da bị ban nhiệt có trầy loét, chảy nước, cần thoa thuốc tại chỗ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không bôi phấn rôm lên vùng da bị tổn thương.
Đưa bé đi khám bệnh khi:
- Nghi ngờ bị bội nhiễm: Bé gãi ngứa nhiều hơn, vùng da phát ban lan rộng, sưng đỏ, đau, có mủ hoặc đóng mày.
- Bé bị sốt, mệt nhiều hơn, hoặc ban nhiệt không giảm sau 3 ngày.
Theo bác sĩ, chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Thoa
Sức Khỏe & Đời Sống
- Phân biệt mọc răng và nhiễm khuẩn hô hấp (09:38:00 08/05/2012)
- Mẹ tắm nước dừa, con hăm, lở da (16:13:00 06/05/2012)
- Lưu ý dùng thuốc ho, thuốc cảm an toàn (10:38:00 04/05/2012)
- Trụ cổng gãy đổ đè bé tử vong (09:28:00 03/05/2012)
- Nhận biết và cách xử trí sốt ở bé (14:35:00 01/05/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |