- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mẹ tắm nước dừa, con hăm, lở da
Một vài ngày đầu tưởng là do trời bắt đầu nắng nóng nên bé bị nóng mà nổi mụn, Minh càng tích cực tắm nước dừa tươi cho con. Sau 2-3 hôm liền, mụn không thấy đỡ mà con cứ quấy khóc, rồi các kẽ da có mùi hăm, Minh mới lo lắng mang con đi khám thì được bác sĩ cho biết bị viêm da vì tắm nước dừa. Theo thạc sĩ Vũ Đình Thám (Phó trưởng Bộ môn Da liễu, Trường Đại học Y Thái Bình), việc tắm cho bé bằng nước dừa với mong muốn da trắng chưa được nghiên cứu nào chứng minh hoặc bản thân ông chưa được tiếp cận. Nhưng trên lý thuyết, làn da của bé trắng hay đen được quy định từ yếu tố di truyền và lượng sắc tố có trên da; ví dụ, bố mẹ trắng thì con sẽ trắng hoặc ngược lại bố mẹ đen con sẽ đen. Cũng có trường hợp bố và mẹ đều đen nhưng con lại có nước da trắng đẹp thì cần xem xét các yếu tố khác.
Bác sĩ Hoàng Xuân Đại (nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Y tế) cũng cho biết, chưa có nghiên cứu cụ thể nào khẳng định tác dụng của việc tắm nước dừa cho bé.
Các chuyên gia cho rằng, nước dừa không thể quyết định được tính chất da, màu da; do đó, không thể có khả năng giúp làn da của bé trắng lên như nhiều người suy nghĩ. Nước dừa có nhiều chất như protein (chất béo, đường, cùng các chất khoáng: Ca, Na, K, P, Fe...; các vitamin C, PP) nên cũng có thể có tác dụng giúp dưỡng da cho bé.
Tuy nhiên, các chất khoáng, protein và độ ngọt của nước dừa nếu tắm không sạch sẽ khiến bé dễ bị viêm da hơn do vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Nếu muốn tắm nước dừa cho bé thì chỉ nên tắm một lần/tuần nhưng phải tắm tráng thật kỹ càng bằng nước ấm. Cũng cần chú ý rằng, da bé thường có nhiều kẽ nhăn, nên nguy cơ nước dừa bị sót lại ở các kẽ da rất cao, là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi, từ đó khiến bé bị hăm, lở da.
Tắm bằng ‘nước chín’
Theo thạc sĩ, bác sĩ Trương Ngọc Dương (chuyên khoa Nhi, Học viện Quân y), tốt nhất trong hai tháng đầu nên tắm cho bé bằng “nước chín” - tức là nước đun sôi để nguội bớt đến khoảng 36 - 38ºC, bởi nước vòi vẫn có độ nhiễm khuẩn cao, trong khi da bé còn non nớt và dễ mẫn cảm. Để làm sạch chất gây trên da bé, mẹ có thể pha thêm một chút nước cốt chanh vào chậu tắm, vừa làm sạch da, vừa giúp cho da bé mát mẻ, đỡ rôm sẩy.
Thạc sĩ Vũ Đình Thám cũng cho rằng, có thể có phần chấp nhận việc tắm các loại nước lá cho bé nhằm mục đích làm sạch, chống viêm da hay dưỡng da vì trong nhiều loại lá có thể có các chất kháng viêm. Ví dụ, người dân quê hay tắm nước lá chè xanh với mục đích làm sạch và chống rôm sảy cho da... Điều này đã được dân gian truyền lại và cũng rất hạn chế gây dị ứng.
Ngoài ra, theo cách dân gian cũng có thể dùng các loại thảo dược có chất kháng sinh như mướp đắng, (lá hoàng đằng...) để tắm cho bé. Tuy nhiên, khi dùng lá tắm cần chú ý rửa thật sạch và đun sôi, rồi gạn lấy phần nước trong pha tắm cho bé. Các bà mẹ cũng không nên lạm dụng việc tắm lá hằng ngày mà cần phải theo dõi phản ứng da của bé.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
- Lưu ý dùng thuốc ho, thuốc cảm an toàn (10:38:00 04/05/2012)
- Trụ cổng gãy đổ đè bé tử vong (09:28:00 03/05/2012)
- Nhận biết và cách xử trí sốt ở bé (14:35:00 01/05/2012)
- Phòng, chữa còi xương (09:42:00 27/04/2012)
- Bé ngủ đồ nhiều mồ hôi (09:14:00 26/04/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |