Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nhận biết và cách xử trí sốt ở bé

14:05:50 01/05/2012

Bình thường, nhiệt độ của cơ thể không vượt quá 37,2°C (phương pháp cặp nhiệt độ nách). Con số này tương đương 37,5°C nếu đo ở miệng và 38°C nếu đo ở hậu môn. Bài viết này sử dụng số đo nhiệt độ theo phương pháp cặp nách. 

>> Ứng phó với cơn sốt đầu tiên của bé 

Phân loại sốt:

- Sốt nhẹ: 37,3ºC-38,3°C.        

- Sốt vừa: 38,4ºC-39,7°C.        

- Sốt cao: 39,8°C trở lên.

3 nguyên nhân chính gây sốt 

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với bệnh nhiễm trùng, không nhất thiết là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm.

Thời điểm cần đưa bé đi khám:

- Bé 6 tuần tuổi (hoặc nhỏ hơn), sốt 40°C hoặc hơn mà không hạ được xuống 37,8ºC -38,3°C sau khi đã áp dụng các biện pháp hạ sốt.

- Bé lừ đừ, người bé mềm rũ ra, không có sức sống, bé không đáp ứng với kích thích bên ngoài hoặc không tiếp xúc bằng mắt.

- Bé có thể khóc hàng giờ liền, gần như không thể dỗ nín.

-
Hội chứng viêm màng não: Triệu chứng bao gồm sốt cao, cứng gáy (hoặc đau ở vùng cổ gáy); nôn, đau đầu, không chịu được ánh sáng. Trước khi gọi bác sĩ, bạn cũng cần tìm kiếm các dấu hiệu khác như ho (nôn, phát ban…) và làm theo chỉ dẫn trong bài viết này.

Sự nguy hiểm của sốt:

Nhiều bậc phụ huynh hiểu nhầm rằng sốt là điều xấu và là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn. Điều này không đúng. Sốt là phản ứng bình thường và khỏe mạnh của cơ thể với bệnh tật. Hệ miễn dịch tiết ra các hóa chất làm tăng nhiệt độ cơ thể. Đó là một phần bình thường của quá trình chiến đấu chống bệnh nhiễm trùng.

Không cần điều trị sốt nhẹ:

Sốt nhẹ có ích cho quá trình đẩy lùi bệnh nhiễm trùng. Bạn chỉ nên hạ sốt nếu sốt làm bé rất khó chịu. Chỉ điều trị cho bé dễ chịu chứ không điều trị triệu chứng sốt.

1. Nhiễm virus (siêu vi trùng): Đây là nguyên nhân thường gặp nhất trong sốt ở bé. Ví dụ: cảm, cúm, thủy đậu, bệnh chân tay miệng và rất nhiều bệnh khác. Phần lớn các virus không nguy hiểm. Chúng cần đi hết "quãng đường" của mình trong vài ngày. Không thể chữa khỏi bệnh nhiễm virus bằng kháng sinh.        

2. Nhiễm vi khuẩn: Ví dụ viêm tai (viêm xoang, viêm phổi, viêm bàng quang, viêm họng) do liên cầu khuẩn. Những bệnh này có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh, việc điều trị có thể đợi 12 tiếng và bạn có thể đưa bé đi khám vào sáng hôm sau.        

3. Mọc răng: Hiện tượng này có thể gây sốt, mặc dù thường không cao hơn 38,4°C.

Cách đo nhiệt độ

- Dùng nhiệt kế thủy tinh thông thường đo dưới nách: Phương pháp cổ điển này vẫn tỏ ra chính xác nhất, tuy khó áp dụng với bé đang khóc, vặn vẹo. Cố giữ nhiệt kế trong 3 phút, đầu nhiệt kế phải nằm sâu trong hố nách.

- Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ ở tai: Phương pháp này thuận tiện và đã trở nên thông dụng. Tuy nhiên độ chính xác của nó dao động. Một tai có thể cho nhiệt độ  36,7°C, trong khi tai khác lại cho 39,4°C. Nếu nhiệt độ đo được nằm trong giới hạn bình thường, có thể chỉ số này là đúng. Nếu nhiệt độ đo được là 39,5°C, bạn nên kiểm tra lại bằng nhiệt kế thủy tinh. Chỉ số 37,2ºC-38,9°C là đáng tin cậy hơn.

- Nhiệt kế thủy tinh đo hậu môn: Phương pháp này chỉ nên áp dung cho các bé từ 3 tháng tuổi trở xuống vì ở giai đoạn này độ chính xác có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhẹ nhàng đưa nhiệt kế vào sâu trong hậu môn khoảng 1,25 cm và giữ tại chỗ 3 phút.        

- Nhiệt kế điện tử: Có thể dùng đo ở miệng, dưới nách hoặc đo ở hậu môn. Nhiệt kế này đo nhanh hơn nhiều so với nhiệt kế thủy ngân, mặc dù bạn cũng mất đi phần nào độ chính xác, tương tự như với nhiệt kế đo tai.

Sử dụng thuốc 

Nếu sau khi cân nhắc, bạn thấy cần dùng thuốc hạ nhiệt cho bé thì có thể lựa chọn các thuốc sau: 

- Acetaminophen (Paracetamol, Efferalgan, Dafalgan…): Thuốc hạ nhiệt, giảm đau này đã được dùng từ lâu và tỏ ra hiệu quả trong phần lớn trường hợp.

Liều dùng: 10mg/kg x 4 tiếng/lần hoặc 15 mg/kg x 6 tiếng/lần.

- Ibuprofen: Loại thuốc mới hơn này cũng hiểu quả cho hạ nhiệt và giảm đau. Nó tỏ ra hiệu quả hơn khi bé sốt cao và tác dụng kéo dài hơn. Có thể dùng thuốc 6 tiếng/lần. Trước đây, thuốc chỉ được dùng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên nhưng gần đây thuốc được chứng minh là an toàn và hiệu quả cho bé từ 2 tháng tuổi.                                                                       

Liều dùng: 5-10 mg/kg (cân nặng) x 6 tiếng/lần.   

- Sử dụng kết hợp cả hai loại thuốc nói trên: Tốt nhất là chỉ nên dùng một trong hai loại thuốc này. Tuy nhiên, nếu dùng một loại thuốc mà nhiệt độ không hạ đáng kể hoặc lại tăng trở lại rất nhanh thì bạn có thể dùng thêm thuốc thứ hai mà không cần chờ đến giờ cho liều mới, phương pháp này vẫn an toàn cho bé. Hoặc dùng xen kẽ hai loại thuốc trên cứ 3 tiếng một liều. Ví dụ, 8h00: paracetamol, 11h: ibuprofen, 14h: paracetamol…

Một số lưu ý khác: Nếu bé bị nôn và không uống được bất cứ thuốc gì, bạn có thể dùng paracetamol dạng đặt hậu môn.  

Chườm khăn ấm: Dùng khăn thấm nước ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2ºC, chườm các vùng có mạch máu lớn đi qua (hố nách, bẹn, cổ) để đẩy nhanh quá trình tỏa nhiệt. Khi bé sốt cao, cần kết hợp với dùng thuốc, không dùng biện pháp này một mình.

Cho bé uống nhiều nước giúp hạn chế tình trạng mất nước. Không dùng Aspirin cho bé.

Bác sĩ Thủy

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo