- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé chảy nước mắt thường xuyên và có dử
Khi có con, ai cũng mong muốn con mình có đôi mắt đẹp, khỏe mạnh vì đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn. Tuy nhiên, có những bé thường xuyên bị chảy nước mắt, mắt ướt đỏ và có dử. Mặc dù được dùng thuốc nhưng tình trạng trên không đỡ. Phần lớn các trường hợp này bị tắc lệ đạo bẩm sinh.
Cơ chế tiết nước mắt
Nước mắt được tiết ra từ tuyến lệ trong suốt cả ngày để bôi trơn mắt và rửa sạch các chất bẩn, bụi bám trong mắt. Bình thường, nước mắt được bài tiết liên tục. Nước mắt làm ướt bề mặt nhãn cầu; sau đó, dồn về góc trong mắt và được dẫn xuống mũi qua một hệ thống ống gọi là lệ đạo.
Ngay sau khi bé sinh ra, tuyến lệ chưa hoạt động; vì thế mà bé mới đẻ khóc không có nước mắt. Sau đẻ từ 7 ngày đến 10 ngày, tuyến lệ bắt đầu có hoạt động bài tiết. Bởi vậy, chỉ sau thời gian này, bé khóc thì mới có nước mắt. Sau khi được tiết ra, nước mắt sẽ tập trung vào vùng góc trong mắt. Nước mắt sẽ được dẫn xuống mũi qua một hệ thống là lệ đạo. Đây là một hệ thống ống có cấu trúc khá phức tạp. Khi sinh ra, phần lớn hệ thống ống này chưa thông hoàn toàn. Có tới 7% số bé sinh ra bị tắc lệ đạo bẩm sinh. Nếu bé đẻ non, nguy cơ tắc lệ đạo bẩm sinh còn cao hơn.
Biểu hiện của tắc lệ đạo bẩm sinh
Khi bố mẹ thấy mắt bé ướt thường xuyên, mắt đỏ hoặc có dử, nặng hơn có thể thấy vùng góc trong mắt phồng hơn, ấn vào đó có nhầy mủ trào ra ở khóe trong của mắt.
Tắc lệ đạo bẩm sinh không phải là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, cần phải đưa bé đi khám sớm để bác sĩ chuyên khoa mắt có thể chẩn đoán, loại trừ các bệnh khác cũng gây chảy nước mắt như glocom, quặm bẩm sinh, tổn thương ở giác mạc.
Nên được điều trị sớm
Sau khi phát hiện bé bị tắc lệ đạo, cha mẹ cần day (nắn) vùng túi lệ ở góc trong mắt để tạo nên áp lực làm vỡ chỗ tắc, giúp cho lệ đạo thông tốt. Cũng có thể dùng thêm kháng sinh tra mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt. Khi bé bị bệnh, cha mẹ không nên quá sốt ruột vì bệnh có thể tự khỏi khi bé lớn dần. Sau 2 tháng tuổi, nếu bé còn chảy nước mắt, cần đưa các cháu đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được thông lệ đạo. Tuy nhiên, nếu thông muộn quá, khi bé lớn hơn 1 tuổi thì tỷ lệ thông thành công sẽ rất thấp. Vì vậy, cần đưa bé đi thông vào thời điểm 4-6 tháng là tốt nhất.
Theo tiến sĩ Phạm Ngọc Đông (Bệnh viện Mắt Trung Ương)
Sức Khỏe & Đời Sống
- Đổ mồ hôi gáy, hay giật mình vì thiếu vitamin D (10:08:00 19/04/2012)
- Bé 3 tuổi bị chó cắn gần đứt 'của quý' (00:00:00 18/04/2012)
- Bé 7 tuổi rối loạn hành vi vì miếng dán chống nôn (08:03:00 17/04/2012)
- Bé trai 20 tháng tuổi mắc bệnh sùi mào gà (14:51:00 15/04/2012)
- Tai hại khi con 'già trước tuổi' (11:31:00 15/04/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |