- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé đau bàn chân vì tăng cân quá nhanh
Dạo này, thấy cậu con trai 7 tuổi luôn kêu đau bàn chân không rõ lý do, Nga (tập thể Bách khoa, Hà Nội) đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám. Sau cả buổi làm xét nghiệm, chụp chiếu, bác sĩ kết luận, thủ phạm gây lên hiện tượng đau chân của bé là do trọng lượng cơ thể quá nặng và tăng cân không tương xứng với cấu trúc, độ phát triển của xương ở tuổi của bé.
Bác sĩ cũng cho người mẹ thấy, việc để con thích ăn gì thì chiều nấy của gia đình khiến chế độ dinh dưỡng ở bé không cân đối như thừa chất béo, tinh bột mà thiếu chất xơ, canxi và các loại vitamin tự nhiên có trong rau quả.
Nhiều bé bị thừa cân do ít có thời gian vận động
Theo kết quả một chương trình nghiên cứu (do Trung tâm dinh dưỡng TP HCM tiến hành) đầu năm, một nguyên nhân khác khiến tình trạng bé em béo phì ở thành phố tăng cao gấp đôi trong vòng 10 năm gần đây là thiếu không gian và thời gian cho bé vận động. Các phiếu khảo sát cho thấy quỹ thời gian hàng ngày của bé thành phố phần lớn là dành cho học tập: Cả ngày 8 tiếng học bán trú ở trường; sau 5h chiều và các ngày nghỉ cuối tuần bé cũng được cha mẹ xếp kín lịch cho các buổi học phụ đạo, năng khiếu... Sau bữa tối, bé lại tiếp tục học bài rồi đi ngủ. Các hoạt động giải trí chủ yếu của bé là xem tivi, đọc chuyện hay chơi game, ngồi lướt internet…
Đặc biệt, vì ưu tiên cho việc học tập của con mà hầu hết các gia đình thành phố đều không để bé có điều kiện tham gia các việc nhà như lau dọn nhà giúp cha mẹ, chăm sóc cây cối hay giúp mẹ đi chợ… Điều đó càng khiến bé ít có cơ hội được vận động nhiều.
Bé thừa cân do đồ ăn nhanh, giàu đường
Để tiết kiệm thời gian, nhiều phụ huynh cho bé ăn những đồ ăn nhanh giàu đường, chất béo nhưng nghèo dinh dưỡng đã dẫn đến hiện tượng bệnh béo phì bắt đầu tăng nhanh. Hệ lụy là xu hướng bé bị mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa và bệnh mãn tính như tiểu đường (tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, tổn thương xương khớp, gan nhiễm mỡ, tăng mỡ trong máu, bệnh lý thận…); đồng thời, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm sinh lý của bé.
Tổng hợp điều tra của Trung tâm dinh dưỡng TP HCM cho thấy, có đến 21,4% học sinh tiểu học tại TP HCM bị thừa cân. Tỉ lệ béo phì ở lứa tuổi này là 17%. Đối với học sinh THCS, có 15,7% thừa cân; 6,8% béo phì. Học sinh THPT có 9,4% thừa cân và 2,3% béo phì. Trong khi đó, có 12% bé dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì.
Bộ Y tế thừa nhận, tỉ lệ bé dưới 5 tuổi thừa cân béo phì tương đương với suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân, đó là một điều rất đáng báo động nhưng với bé béo phì, hệ lụy về bệnh tật kéo theo rất nhiều về sau. Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp (Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP HCM), qua nghiên cứu sâu tại trường Tiểu học Dương Minh Châu và trường Tiểu học Triệu Thị Trinh (quận 10) cho thấy, hơn 60% học sinh có lượng mỡ trong máu cao hơn mức bình thường. |
Thế Giới Phụ Nữ
- Xử trí khi bé sốt nhẹ (09:18:00 24/04/2012)
- Thoát vị rốn ở bé sơ sinh (08:39:00 23/04/2012)
- Hà Nội: Bé 8 tháng tuổi tử vong do ngộ độc chì từ thuốc cam (10:18:00 20/04/2012)
- Bé chảy nước mắt thường xuyên và có dử (07:53:00 20/04/2012)
- Đổ mồ hôi gáy, hay giật mình vì thiếu vitamin D (10:08:00 19/04/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |