- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Tăng chiều cao cho bé
Để bé phát triển chiều cao, ngoài thừa hưởng gene di truyền, bé cần có hoàn cảnh sống tốt, dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện thể dục thể thao.
>> Kiên trì vì chiều cao của bé
>> Các biện pháp tăng chiều cao cho con
>> Cách tăng chiều cao cho bé
Ăn để tăng chiều cao
3 giai đoạn chủ yếu góp phần quyết định chiều cao của cơ thể là giai đoạn bào thai (nhất là 6 tháng cuối của thai kỳ, lúc còn trong bụng mẹ), giai đoạn đầu cuộc đời (5 năm đầu tiên) và đặc biệt là giai đoạn khi bước vào lứa tuổi dậy thì. Bởi vậy, để con có tiềm năng phát triển tốt chiều cao, khi mang thai người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem, để bảo đảm tăng cân đủ 10-12kg trong 9 tháng. Bé sinh ra nếu đủ cân (3kg trở lên, dài hơn 50cm), là một khởi đầu tốt để phát triển sau này.
Chiều cao chịu ảnh hưởng mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng với 30%, trong khi yếu tố di truyền cũng chỉ tác động đến 30% và vận động thể lực là 20%. Việc cung ứng đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn phát triển của bé là hết sức cần thiết để bé có một chiều cao lý tưởng
Protein (chất đạm): Rất quan trọng đối với bé đang tăng trưởng. Đạm là thành phần men tiêu hóa, nội tiết, kháng thể... bé không đủ protein sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, hệ tiêu hóa kém, dễ mắc bệnh, ảnh hưởng đến tăng chiều cao.
Lysin: Axit amin thiết yếu, dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến, nấu nướng. Bé thiếu lysin dẫn tới không tổng hợp được protein gây gầy, teo cơ, nhão cơ, biếng ăn. Thức ăn nhiều lysin: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành.
Canxi: Giúp xương phát triển vững chắc và tăng chiều cao. Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi, trung bình bé từ 6 tháng tới 18 tuổi cần khoảng 400-700mg/ngày. Thức ăn có nhiều canxi: sữa, cua, ốc, tôm, tép, cá kho nhừ ăn cả xương, đậu phụ, các loại rau.
Vitamin A: Sinh tố đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng của bé. Ngoài ảnh hưởng đến mắt, da, sức đề kháng bề mặt cơ thể chống nhiễm trùng, khả năng chống oxy hóa, chống ung thư hóa, thiếu vitamin A cũng gây chậm tăng trưởng xương. Thức ăn nhiều vitamin A: sữa, trứng, cá, gan, thịt, rau lá xanh đậm, củ quả màu vàng cam (bí đỏ, carrot, gấc, đu đủ, xoài chín...).
Vitamin D: Giúp hấp thu canxi tốt hơn. Hơn nữa, vitamin D giúp tăng tổng hợp chất protein. Cơ thể nhận một ít vitamin D từ thức ăn (sữa, bơ, phô mai, trứng, gan gà, dầu gan cá thu...) còn chủ yếu là tiền chất vitamin D nằm dưới da, khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời trực tiếp sẽ giúp da tổng hợp vitamin D, với thời gian 15-30 phút/ngày.
Sắt: Nguyên liệu để tạo máu. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu gây tăng trưởng chậm. Thức ăn nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu, rau dền, sữa có bổ sung sắt.
Kẽm: Rất cần thiết cho nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể, giúp phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Nhu cầu kẽm: 0,5 mg/kg cân nặng, tối đa 15mg mỗi ngày.
Iod: Nguyên liệu tạo nên nội tiết tố tuyến giáp, tác động lên nhiều bộ phận cơ quan trong cơ thể để thúc đẩy sự tăng trưởng. Nhu cầu iod tăng dần theo tuổi, khoảng 50-150mcg/ngày. Thức ăn nhiều iod: muối iod, phô mai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo.
Tăng cường luyện tập
Nhiều nhà y học đã nghiên cứu và cho biết, tập thể dục thể thao có phương pháp làm tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng trọng khối xương khi trưởng thành. Khi luyện tập, tuần hoàn máu được lưu thông tốt hơn, trao đổi chất được tăng cường và hormone tăng trưởng (GH) tiết ra nhiều hơn.
Người ta xác định thời gian luyện tập với cường độ cao, kéo dài 1,5–2 tiếng/ngày có thể làm tăng GH lên 3 lần. Ở những người tập ban ngày, về đêm lại thấy tăng GH lần nữa. Kết quả là cơ, tuần hoàn, dây chằng, xương khớp được kích thích làm cho toàn bộ cơ thể phát triển trong đó có chiều cao.
Cần coi trọng giấc ngủ của bé
Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong phát triển chiều cao, vì quá trình phát triển chiều dài xương diễn ra vào ban đêm. Hormone tăng trưởng GH chỉ tiết ra vào ban đêm khi bé đang ngủ say (khoảng 10-12h đêm). Bé ngủ ít, ngủ quá muộn sẽ không thể cao được.
Theo ThS. Lê Thị Hải
Sức Khỏe & Đời Sống
- Giải đáp về sức khỏe bé sơ sinh (09:21:00 29/02/2012)
- Bé 3 tuổi nguy kịch vì uống nhầm dầu hỏa (11:30:00 28/02/2012)
- Hỏi - đáp về dinh dưỡng của bé (08:47:00 28/02/2012)
- Nghệ An: Bé trai 6 tuổi tử vong vì ăn nhầm lá ngón (14:44:00 27/02/2012)
- Thừa DHA cũng có hại (14:20:00 26/02/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |