- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Thừa DHA cũng có hại
DHA - một axit béo thuộc nhóm omega-3 rất cần cho sự phát triển của bé. Thế nhưng, theo một kết quả điều tra có đến 68% bà mẹ khi được hỏi lại không biết gì về DHA.
Không như quảng cáo
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm - Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia, DHA là một chất rất quan trọng nhưng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải đưa vào qua nguồn thực phẩm. Nhiều bà mẹ cứ thấy sản phẩm nào quảng cáo có DHA thì mua dùng… nhưng lại không biết phải cung cấp bao nhiêu là đủ và cung cấp trong giai đoạn nào là hợp lý.
Bà Lâm cho hay, bổ sung thừa DHA cho bé cũng không tốt vì có nguy cơ gây tổn thương tế bào. Khuyến cáo của FAO/WHO đối với bé 0–12 tháng là 17mg/100kcal và đối với bé từ 1-6 tuổi là 75mg/ngày.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, thực phẩm giàu DHA cho bé chủ yếu là trứng và cá. Các bà mẹ cho con bú cũng có thể bổ sung những loại thực phẩm: trứng, cá, tôm, cua,… để đủ dinh dưỡng cho con bú. DHA trong một quả trứng luộc là 19mg; 2 miếng thịt gà là 37mg; 12 con tôm hấp là 96 mg; 100gr cá ngừ đóng hộp là 535 mg.
Hiện nay, có rất nhiều loại thực phẩm, nhất là sản phẩm sữa dành cho bé em luôn quảng cáo rầm rộ về hàm lượng DHA. Sản phẩm nào cũng có DHA, cũng giúp bé em phát triển trí não và thông minh vượt trội. Tuy nhiên, thực tế thì hàm lượng DHA có đúng với những công bố được ghi trên nhãn mác hay không thì không thể kiểm chứng.
Một minh chứng cụ thể là cuối tháng 12/2011, kết quả kiểm nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3) về mẫu sữa bột G - loại SP milk (thành phẩm 400 g/gói) do một công ty TNHH thực phẩm dinh dưỡng ở TP HCM sản xuất, đã cho thấy một kết quả bất ngờ khi không hề tìm thấy hàm lượng DHA. Trong khi đó, trên bao bì sản phẩm sữa của công ty này đều ghi có DHA với hàm lượng 2-10 mg/100gr.
Trước đó, vào tháng 8/2010, Thanh tra Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP - Bộ Y tế) sau khi lấy mẫu sữa xét nghiệm tại 8 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hà Nam, Thái Nguyên, Sơn La, Bắc Ninh, TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương) đã công bố kết quả nhiều mẫu sữa chất lượng kém. Trong số 84 mẫu sữa xét nghiệm, có tới 6 mẫu sữa không đạt tiêu chuẩn về hàm lượng vi chất như DHA, canxi thấp hơn công bố.
Bà Lâm cho biết, các bé rất cần DHA nhưng thực tế hàm lượng DHA trong khẩu phần ăn của bé tại nhiều quốc gia thấp. Ông Nguyễn Nam Vinh, Chủ nhiệm Văn phòng phía Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cũng chia sẻ, Việt Nam vẫn là một trong 20 quốc gia có tỷ lệ bé suy dinh dưỡng cao. “Nhu cầu DHA cho bé Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 35% – 50%, chỉ ở mức thiếu, không thừa” - ông Vinh nói.
Theo Báo Đất Việt
- Cháo mua ở ngoài không tốt cho bé (09:17:00 24/02/2012)
- Bé 2 tuổi bị chó cắn nhiều nhát vào mặt (11:00:00 23/02/2012)
- 6 cách biết mẹ đã đủ sữa (08:34:00 23/02/2012)
- Hà Nội: Bé 1,5 tháng tuôi tử vong vì viêm màng não mô cầu (16:37:00 22/02/2012)
- 9 trẻ tử vong, bệnh tay chân miệng lại 'nóng' (11:07:00 22/02/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |