- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Giải đáp về sức khỏe bé sơ sinh
ThS. BS Nguyễn Kiến Mậu (Trưởng khoa Sơ sinh, BV Nhi Đồng 1) trả lời:
- Thông thường, bé sơ sinh sẽ rụng rốn trong khoảng thời gian 7-10 ngày tuổi, tối đa là 14 ngày tuổi. Sau khi rốn rụng, chân rốn có thể rỉ một ít dịch trắng (không hôi) trong vòng 2-3 ngày rồi khô hẳn.
Trong trường hợp con bạn, 17 ngày rốn đã rụng nhưng còn một cục người ta gọi là chồi rốn (hoặc u hạt rốn), đây là bệnh rất hay gặp ở bé sơ sinh. Biểu hiện của bệnh là chân rốn sẽ mọc lên như chồi, có kích thước bằng hạt đậu (hay hạt ngô), dịch kéo dài sẽ làm ướt rốn. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ dẫn tới nhiễm trùng rốn. Các u hạt rốn sẽ được các bác sĩ điều trị theo các phương pháp khác nhau tùy theo kích thước to, nhỏ, dài hay ngắn. Các bác sĩ sẽ chấm thuốc vào đó. Sau một vài lần, hạt nhỏ sẽ rụng và không ảnh hưởng gì tới bé.
Rốn con bạn có chồi rốn lại kèm chảy mủ và thỉnh thoảng chảy máu có khả năng la rốn bị nhiễm trùng nên cần đưa cháu đến khám tại cơ sở y tế hoặc đến bệnh viện Nhi đồng để được thăm và điều trị cho mau lành.
Những thắc mắc khác về sức khỏe bé sơ sinh:
‘Cháu nhà tôi mới được một tháng tuổi nhưng cháu hay bị vặn mình và thi thoảng bị trớ sau khi bú (có thể do vặn mình nhiều). Bác sĩ cho tôi hỏi có phải cháu nhà tôi bị thiếu canxi hay không và các khắc phục như thế nào?’
- Bình thường, bé trước 2 tháng tuổi hay có biểu hiện vặn người, đỏ mặt, triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút và tự hết, thỉnh thoảng có kèm trớ ra ít sữa. Ngoài ra, bé vẫn phát triển bình thường, không khóc, bú tốt, không nôn, vẫn lên cân tốt.
Nếu bé bị thiếu canxi máu (thường gặp ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém) thì bé có biểu hiện dễ kích thích với tiếng động, nặng hơn có thể bị co giật, hiếm hơn bé có khò khè, hoặc nôn ói, bé còi xương, chậm lên cân.
Nói tóm lại, nếu con bạn vẫn khỏe, vẫn lên cân tốt thì triệu chứng vặn mình và đỏ mặt, trớ ít sữa là sinh lý bình thường, sẽ tự hết khi bé được 2-3 tháng tuổi. Buổi sáng, nên cho bé tắm nắng khoảng 15-20 phút trước 8h sáng mỗi ngày.
‘Con tôi được 13 ngày tuổi. Bé bị vàng da, đã chiếu đèn và được bác sĩ cho về tắm nắng cho bé. Sáng nào bé cũng được tắm nắng 20-30 phút trước 8h. Thông tin xét nghiệm máu của bé (BILI TP: 320.16 (5.1_20.5); BILI TT: 22.42 (0,1_3.40); BILI GT: 297.74 (0_13.7). Bé ăn uống bình thường. Lúc sinh, bé nặng 3kg. Nay bé được 3,4kg. Xin hỏi tình trạng vàng da của bé nhà tôi hiện như thế nào? Nặng thêm hay đã bớt đi? Có cần phải chiếu đèn tiếp cho bé không?’
- Con bạn được 13 ngày tuổi vẫn bú tốt, lên cân đều, bị vàng da không có triệu chứng co gồng (hay triệu chứng khác đi kèm); tuy nhiên, mức bilirubin đo được là 320,16 µmol/l (trong đó Bili GT là 294,74 µmol/l) thì cũng hơi cao. Cần chiếu đèn cho bé để mau hết vàng da. Ngoài ra, nên cho cháu bú nhiều hơn. Bạn có thể cho cháu đi khám lại tại cơ sơ y tế để bác sĩ khám vá đánh giá lại cho cháu.
‘Các bác sĩ cho tôi hỏi, bé sơ sinh mới 5 ngày tuổi mà thở khò khè có sao không?’
- Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm xảy ra khi bé bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ), nghe rõ nhất khi bé thở ra, có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng bé (nghe gần giống như tiếng ngáy, “tiếng nhạc”). Khi nặng hơn, có thể thấy bé thở ra kéo dài, gắng sức.
Trên thực tế, ở bé sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè (là triệu chứng ít gặp nhưng là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này) với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng rất thường gặp và không phải là triệu chứng nặng). Bé sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi bé còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm ho (làm bé thở nghe khụt khịt). Có thể làm thông thoáng mũi bé với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Bé bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.
Khò khè là tiếng thở bất thường nên bạn cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp, nhất là trong các trường hợp sau: khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã, bứt rứt, hay li bì); khò khè tái phát, đặc biệt là bé dưới 3 tháng tuổi.
Theo Bệnh viện Nhi Đồng 1
- Bé 3 tuổi nguy kịch vì uống nhầm dầu hỏa (11:30:00 28/02/2012)
- Hỏi - đáp về dinh dưỡng của bé (08:47:00 28/02/2012)
- Nghệ An: Bé trai 6 tuổi tử vong vì ăn nhầm lá ngón (14:44:00 27/02/2012)
- Thừa DHA cũng có hại (14:20:00 26/02/2012)
- Cháo mua ở ngoài không tốt cho bé (09:17:00 24/02/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |