Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bị bỏng vì mẹ bất cẩn

08:41:50 21/01/2011

Từ đầu mùa đông đến thời điểm này, Viện Bỏng Quốc gia đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi bị bỏng vì cha mẹ khi tắm cho con đã quên không pha nước lạnh vào nước sôi.

“Có khi đổ nước sôi ra rồi nhưng có điện thoại hoặc chạy đi lấy khăn, áo, quần, mũ,... đến lúc quay lại, cha mẹ quên mất là chưa pha ấm nước nên cứ thế đặt con vào. Da bé em rất mỏng, nhạy cảm, nhiệt độ lúc đó có thể không còn như lúc mới sôi nhưng rất nóng khiến các cháu bị bỏng dễ dàng. Làm như vậy gần giống như “luộc” các cháu” - bác sĩ Nguyễn Như Lâm (Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia) cho biết.

Năm 2008, cũng tại Viện Bỏng Quốc gia đã có một bệnh nhi tử vong vì bị bỏng trong hoàn cảnh này. Cháu bé xấu số này mới vài tháng tuổi nhưng bị bỏng sâu tới 40%, dù các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa hết mình nhưng cháu vẫn không qua khỏi.

Cháu bé mới hơn 30 ngày tuổi (ở Nghệ An) bị bỏng nặng do mẹ đánh rơi vào chậu than nóng trong khi bế con chạy thoát ra khỏi phòng. Bản thân mẹ cháu bé cũng bị ngất xỉu vì ngộ độc khí CO.

Trong mùa đông, cha mẹ không thể ngừng hẳn việc tắm cho con (đặc biệt là bé nhũ nhi) nên nguy cơ bị bỏng vì nước tắm nóng như nước sôi rất dễ xảy ra. Vì thế, ngoài việc phải hết sức cẩn thận (vì việc này hoàn toàn thuộc về chủ quan của người lớn), bác sĩ Lâm khuyến cáo những biện pháp cụ thể để xử lý khi bé bị bỏng như:

Khi vừa phát hiện bé bị bỏng cần cởi hết quần áo ra, lấy khăn sạch tẩm nước lạnh đắp ngay lên vết bỏng sẽ khiến vết bỏng dịu đi và giảm đau, cháu bé cũng sẽ không bị bỏng sâu thêm.
Bác sĩ Lâm cho biết, cha mẹ không nên lo sợ khăn sẽ dính vào vết bỏng vì chỉ khi lớp da ngoài bong tróc ra thì khăn mới dính vào được. Sau khi đắp khăn lạnh cho cháu, cần lấy chăn ấm quấn kín cháu bé để ủ ấm rồi đưa ngay sang cơ sở y tế gần nhất để được thực hiện sơ cứu ban đầu.

“Cha mẹ không nên sốt sắng đi tìm mỡ trăn, vỏ cây hay bết cứ cái gì theo cách chữa dân gian thường dùng mà phải cản trở việc cháu bé bị bỏng sâu hơn trước rồi mới tính cách điều trị sau” - bác sĩ Lâm nói.

Liên tiếp xuất hiện các ca bỏng do sưởi ấm bằng than

Tại khoa Hồi sức cấp cứu (của Viện Bỏng Quốc gia), từ đầu mùa đông đến nay đã tiếp nhận 6 ca bị bỏng nặng, trong đó có 4 cụ già và 2 bé. Khoa Hồi sức cấp cứu cũng mới tiếp nhận một bệnh nhi hơn 30 ngày tuổi (ở Nghệ An), bị bỏng nặng mặt và đầu vì mẹ bé bị ngộ độc khí CO khi đốt than sưởi, trong lúc bế con chạy ra khỏi phòng đã bị ngất khiến cháu bé rơi thẳng vào chậu than nóng.

Theo bác sĩ Lâm, tỷ lệ bỏng của cháu bé này là 15%, trong đó tỷ lệ bỏng sâu chiếm 3-4%. Sau 4 ngày nằm viện, hiện sức khỏe của bé đã ổn định nhưng các vết bỏng trên mặt, đầu vẫn khiến bé rất đau đớn. Cháu hay quấy khóc và bú được rất ít vì xung quanh miệng cũng có những vết thương rớm máu.

Mẹ cháu bé xót xa, vừa khóc vừa nói: “Năm nay lạnh quá nên tôi mới đốt than sưởi trong phòng, đâu biết đóng kín lại sẽ bị ngộ độc rồi ra nông nỗi này”.
 

Mùa đông còn kéo dài, bác sĩ Nguyễn Như Lâm khuyến cáo:

- Để các lò sưởi xa các vật dụng dễ bắt lửa.

- Khi bị ngộ độc khí CO do sưởi bằng than cần xử lý ngạt trước khi xử lý bỏng để đảm bảo đường thở thông thoáng, người bệnh được sống rồi mới xử lý vết bỏng.
 
Theo đó, nếu phát hiện bị ngộ độc khí CO cần đưa ngay bệnh nhân ra chỗ thoáng, cởi bớt cúc áo trên, cởi khăn quàng cổ để bệnh nhân dễ thở. Sau khi đảm bảo bệnh nhân đã sống được thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục cứu chữa.
 
Trên đường đi nếu bệnh nhân bị ngạt nặng thì cần hà hơi thổi ngạt, giúp bệnh nhân lấy hết dị vật trong cuống họng ra để đường thở lưu thông.

Theo Vietnamnet

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo