- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Kinh nghiệm giữ ấm cho con
Sau khi đã đi tất, mặc quần áo ấm cho bé, Thảo lấy kim băng cài đính liền tất với quần, quần với áo rồi mũ lại với nhau để dù bé có cựa quậy, đạp chăn ra thì con vẫn không bị hở và nhiễm lạnh.
Có cô con gái 3 tuổi hay ho hắng, ngay khi trời trở lạnh, Thảo (khu đô thị Sông Đà, Hà Nội) đã nghĩ đủ cách để giữ ấm cho con. Mỗi sáng, trước khi đưa bé đi học (dù trường chỉ cách nhà chưa đầy 1km), cô vẫn phải bọc con kín mít. Thảo mặc cho con một áo cotton thấm mồ hôi trong cùng, thêm áo len bên ngoài, tiếp một áo khoác nỉ mỏng rồi cuối cùng là một áo lông vũ to, dày. Phần dưới, cô bé được mặc một quần tất, rồi thêm chiếc quần nỉ, đi thêm tất chân trong chiếc boot ấm.
Phải mặc cho con nhiều lớp thế để khi vào phòng ấm rồi cô có thể cởi bớt ra cho. Dù vậy mình vẫn lo lắm, chỉ sợ lúc đưa đi thì con còn khỏe, đón về lại thấy con ho, chảy nước mũi thì xót lắm" - Thảo chia sẻ.
Thảo cho biết, không chỉ lo giữ ấm cho con khi ngủ hay lúc đi lại trên đường, cô còn lo lắng khi quan sát trên camera của trường thấy khi ngủ trưa cháu tốc hết chăn ra, mà các cô cũng không để ý. Thế là, ngay hôm sau, Thảo đành gửi thêm một chiếc áo len của bố để cô giáo mặc cho con lúc ngủ trưa.
Ảnh minh họa. |
Lo cho cậu con trai 10 tháng tuổi, từ đầu mùa đông, Nhạn (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) đã phải sắm cho con vài bộ body ấm để khi mặc bé không bị hở bụng. "Cu cậu nhà mình đêm ngủ không chịu đội mũ, nên mẹ phải trải cái chăn ủ có mũ của con xuống rồi đặt nằm lên để che đầu cho con. Nghe kinh nghiệm của mấy bác lớn tuổi trong xóm, trước khi đi ngủ, mình lấy ít dầu tràm xoa vào lòng bàn chân, lưng, ngực con, rồi mới mặc ấm đi ngủ, trộm vía, thấy qua mấy đợt lạnh vừa rồi con vẫn ổn" - Nhạn chia sẻ.
Cô cho biết, dù vậy, đêm cô vẫn phải thức dậy nhiều lần, khi thì để đắp thêm chăn cho con, lúc lại phải sờ gáy, lưng xem có ra mồ hôi không rồi lấy khăn lau khô. Không chỉ vậy, mỗi lần thay đồ cho con, Nhạn thường nhờ chồng là trước quần áo, để đồ bé mặc vừa khô hẳn, vừa ấm, lại diệt khuẩn.
"Thời tiết khắc nghiệt quá, mình mà không cẩn thận, con ốm như chơi, lúc đó thì còn mệt gấp nhiều lần" - Nhạn nói.
Xuyến (Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) cũng phải thử đủ cách để giúp cậu con trai 2,5 tuổi không bị nhiễm lạnh, vì cậu bé rất hay tốc chăn khi ngủ.
Xuyến cho biết, mùa đông năm ngoái, vì chưa có kinh nghiệm, cô cứ mặc cho con quần áo bình thường rồi để nằm giữa bố mẹ trong chăn bông cho ấm, nhưng con toàn đạp chăn ra hoặc nhoài người nằm ngang tơ hơ trên đầu bố mẹ, khiến mấy lần bị cảm lạnh, ho hắng liên tục.
"Năm nay, mình tham khảo nhiều người, đã mua túi ngủ cho con, nhưng bé nhất định không chịu chui vào. Mặc ấm cho con ngay từ đầu thì sợ bé nóng, khó chịu, mà mặc mỏng thì lo con lạnh, mình bèn lấy chiếc áo gile cỡ to hơn 2 số so với con rồi mặc ngược để giữ ấm ngực cho bé. Mấy hôm trước trời lạnh quá, mình đã tự chế túi ngủ cho con, bằng cách lấy cái chăn thu ra, khâu kín 2 mép dọc lại, kéo khóa hai bên đến cổ. Với chiếc túi ngủ rộng rãi này con nằm trong thoải mái nên không đòi cởi ra" - Xuyến chia sẻ kinh nghiệm.
Cậu con trai đầu lòng chào đời thiếu tháng, vào đúng những ngày đầu đông, nên ngay khi con còn nằm trong lồng kính viện Nhi, anh Tùng (Phúc Thọ, Hà Nội) đã sắm ngay một chiếc máy sưởi để ở phòng bé. Thế nhưng, khi đón con về, anh phát hiện, máy sưởi không thể dùng liên tục được, nếu để gần thì bé nóng, lại gây khô da, mà để xa thì không ấm lắm, nên anh lại mua thêm một chiếc điều hòa hai chiều.
"Thế mà vẫn chưa xong đâu, điều hòa dùng nhiều cũng thấy khô lắm nên lại phải mua thêm chiếc máy tạo độ ẩm. Thế là bây giờ, để phục vụ cu con, nhà mình phải dùng đồng thời 3 thứ, khi nào thay tã, quần áo hay tắm rửa cho con thì bật máy sưởi, bình thường là để điều hòa ấm, máy tạo độ ẩm thì sử dụng thường xuyên, nhưng ngày vẫn phải hai lần mở cửa phòng cho thông không khí" - anh Tùng cho biết.
Ông bố trẻ bộc bạch, vì sinh xong phải đưa con về quê luôn với ông bà cho có người chăm nên trong những ngày lạnh cóng này, không chỉ lo giữ ấm cho con, anh và gia đình còn lo "ủ" cho cả bà mẹ mới đẻ.
"Ở quê nhà không khép kín như ở Hà Nội nên vợ mình hầu như suốt ngày chỉ ở trong phòng ấm với con thôi, mỗi lần ra ngoài, chỉ là để đi vệ sinh hay rửa, là phải quấn kín mít như người ta trang bị để đi xe máy xa" - anh kể.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Lan (trưởng khoa hô hấp nhi, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho biết, số bé phải vào khoa điều trị rất đông, gây tình trạng quá tải. Tuy nhiên, đa số bệnh nhi là các bé mắc hen, tái phát hen nặng hoặc bé nhũ nhi được giữ ấm quá, chứ ít trường hợp bé nhiễm bệnh do cảm lạnh.
Theo bác sĩ Lan, trong những đêm rét đậm này, bên cạnh việc cố gắng giữ cho con thật ấm, các bậc phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho con, tránh để bé quá nóng, ra mồ hôi rồi ngấm ngược. Với những bé lớn phải đi mẫu giáo, khi ra ngoài trời, bố mẹ nên để bé ngồi sau xe, mặc ấm, nhất là ở phần đầu, cổ, chân, đeo khẩu trang để bé tránh bụi, gió và hít phải khí lạnh.
"Hiện tại đang là mùa cúm, bé mắc cúm dễ sinh viêm tiểu phế quản, vì thế bố mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con thật tốt để nâng cao sức đề kháng cho bé, tránh để trẻ tiếp xúc với người lớn bị cúm" - bác sĩ khuyến cáo.
Theo Vnexpress
- Bé bụ bẫm dễ còi xương (09:46:00 18/01/2011)
- Nhầm tưởng củ dền, carrot bổ máu (09:26:00 17/01/2011)
- Lưu ý với miếng dán hạ sốt (09:23:00 14/01/2011)
- Chăm sóc bé ngày rét đậm (09:20:00 13/01/2011)
- Bé hay quấy khóc đêm (08:30:00 12/01/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |