Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

U máu ở bé

08:23:50 31/12/2010

U máu là khối u lành tính bẩm sinh phổ biến nhất ở bé. Loại u này xuất hiện lúc mới sinh và phát triển rất nhanh ở bé nhũ nhi.

U máu có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể như: Da, đầu, mặt, cổ, mắt, vòm, miệng, họng, ngực, chân, tay, nội tạng như gan, thận… Nếu được điều trị sớm, bé có cơ hội phát triển khỏe mạnh.

Bệnh nhi u máu được phẫu thuật thành công tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM.

BV Nhi Đồng 2 (TP HCM) vừa phẫu thuật thành công ca u máu hiếm gặp ở bé 2 tháng tuổi. Bệnh nhi nhập viện vì một u máu khá to ở đùi phải do mắc hội chứng Kasabach - Merrit, một thể loại bệnh khó và hiếm gặp.

BS. Nguyễn Thị Minh Tâm (Phó khoa Bỏng - Chấn thương - Chỉnh) hình cùng kíp mổ đã phẫu thuật thành công ca đặc biệt này. BS Tâm cho biết thêm, trước khi phẫu thuật, mảng đỏ sậm ở đùi phải của bé to rất nhanh, lan gần hết đùi phải, tiểu cầu giảm mạnh và giảm liên tục.

Sau ca mổ kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, các bác sĩ đã bóc tách toàn bộ khối u và chuyển vạt da che vết mổ mà không gây tổn hại các mạch máu quan trọng.

"U máu không gây tử vong, nhưng nó có thể gây ảnh hưởng tới chức năng của hệ thống tiêu hoá, hô hấp, mắt và tai. Loét hay xảy ra ở các vùng quấn tã lót, cổ, bề mặt niêm mạc. Hiếm khi xảy ra chảy máu nhiều.

U máu da lớn hoặc u máu nội tạng (đặc biệt là ở gan) có thể gây suy tim bởi nó làm tăng lưu lượng máu. Biến dạng cấu trúc sống có thể xảy ra, đặc biệt là u máu ở vùng mặt như đầu mũi, môi, tai" - BS Nguyễn Nguyệt Nhã nói. 

Theo BS Tân bệnh nhi bị u máu thường chiếm 1/3 các bệnh nhi nhập viện khoa Bỏng - Chấn thương - Chỉnh hình. Riêng trường hợp u của bé là dạng đặc biệt của u máu, gọi là hội chứng Kasabach-Merrit, mỗi năm chỉ có 2-3 ca. Triệu chứng biểu hiện rõ nhất là khối u phát triển to, làm giãn tiểu cầu dễ gây xuất huyết ở bé.

Theo BS. Tâm, nếu không được điều trị kịp thời, đa số bệnh nhân được điều trị suốt đời bằng truyền tiểu cầu liên tục và uống thuốc, tỉ lệ tử vong cũng lên tới 30%. Nếu được điều trị sớm khoảng 10% không phải phẫu thuật. Hiện BV Nhi Đồng 2 đang áp dụng phác đồ của GS.BS Trần Đông A bằng cách điều trị nội khoa tích cực và phẫu thuật lấy tối đa thể tích khối u để hạn chế hết mức sự tiêu thụ tiểu cầu của khối u.

Tiếp xúc với hóa chất trừ sâu gây nguy cơ u máu cho bé

BV Nhi TƯ tiếp nhận bệnh nhi 15 tháng tuổi (ở Tuy Phước, Bình Định) bị khối u toàn bộ mi trên trái hơn 1cm. Khối u máu che kín toàn bộ mắt trái, nhãn cầu bị đẩy lồi ra khỏi ổ mắt, có hiện tượng rỉ máu từ kết mạc mắt. Theo điều tra, người mẹ khi mang thai có tiếp xúc với hoá chất trừ sâu.

Các bác sĩ đã điều trị bằng phương pháp tiêm xơ trong thời gian 5 tháng. Kết quả cho thấy, bệnh nhi không còn hiện tượng sụp mi, thể lực bình thường.

Theo BSCKII Nguyễn Nguyệt Nhã (Liên khoa Tai Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt, BV Nhi TƯ), u máu là khối u lành tính của mạch máu, xuất hiện sau khi sinh. Giai đoạn đầu u máu tăng sinh mạnh mẽ, giai đoạn sau u máu thoái lui. U máu có thể gây các biến chứng như loét, chảy máu, gây biến dạng cấu trúc giải phẫu, thậm chí gây suy tim.

Về nguyên nhân xuất hiện u máu hiện các bác sĩ chuyên khoa vẫn chưa được giải thích rõ ràng nhưng bệnh thường xuất hiện khoảng vài tuần sau khi sinh (ở da hoặc nội tạng). Tại vùng da có u thấy xuất hiện các dấu hiệu báo trước như vết màu đỏ, giãn mạch hoặc vết bầm máu... đến 2-3 tháng thì u máu biểu hiện rõ ràng.
 
U máu có thể xuất hiện ở gan, đường tiêu hoá, thanh quản, hệ thống thần kinh trung ương, tụy, túi mật, tuyến giáp, lách, hạch, phổi, bàng quang, tuyến thượng thận. U máu phát triển rất nhanh về kích thước. Nếu u máu ở lớp nông của da thì bề mặt da nổi cao như có bướu, da có màu đỏ tươi. Nếu u máu ở lớp sâu hơn của da hoặc dưới da thì bề mặt da chỉ hơi gồ cao và da có màu xanh. Tại chỗ xuất hiện tĩnh mạch có dạng toả tròn. Và vào khoảng từ 9-24 tháng tuổi u máu không phát triển về kích thước.

Cũng theo BS Nhã, kích thước của u máu đạt tối đa trước 1 tuổi, sau đó khối u giảm căng, giảm kích thước, màu sắc thay đổi từ đỏ tươi sang nhạt màu dần. Có hiện tượng này là do thoái hoá của tế bào nội mô. Giai đoạn này tiếp tục khi bé 5-10 tuổi. Da phục hồi gần như hoàn toàn khoảng 50% trường hợp u máu, số còn lại u máu để lại vết tích như giãn mạch, da lỏng lẻo, dát màu vàng nhạt, kém chun giãn, sẹo (nếu u máu bị loét trong giai đoạn phát triển) hoặc một đám xơ mỡ. Nhiều khi u máu to, rộng vẫn có thể thoái lui hoàn toàn mà không để lại vết tích, ngược lại u máu nông - dẹt khi thoái lui vẫn để lại di chứng trên da.

Theo Gia Đình & Xã Hội

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo