Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Nguyên nhân, phòng tránh còi xương
13:23:50 27/12/2010
Còi xương là bệnh do rối loạn chuyển hoá vitamin D hoặc thiếu vitaminD.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị còi xương như thiếu nắng mặt trời - đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ bé tiếp xúc với nắng. Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng; bé sinh vào mùa đông mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù... là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân thứ hai là chế độ ăn uống không hợp lý, không được bú sữa mẹ thường xuyên, bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.
Những bé dễ bị còi xương là các bé được cho ăn bột sớm, ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thu canxi). Bé đẻ non, đẻ sinh đôi, bé không bú mẹ, bé quá bụ bẫm, bé sinh vào mùa đông cũng dễ bị bệnh này.
Một nguyên nhân khác khiến bé còi xương là do chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác; hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hoá làm giảm hấp thu vitamin D3.
Một số ít bé bị bệnh vì di truyền - do trong quá trình mang thai, người mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có thể ảnh hưởng.
Phát hiện bé bị còi xương
Khi bé bị còi xương thường được chia ra 2 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất: Ở giai đoạn này, bệnh thường có biểu hiện ở mức độ nhẹ, khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của bé.
Bé có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy... thì nên chú ý chăm sóc bé cẩn thận hơn.
Nếu thấy bé mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn một cách đầy đủ.
Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn còi xương ở thể nặng, bệnh cũng xuất hiện trong thời điểm 6 tháng đầu đời. Nhưng các hoạt động của bé kém hơn bình thường, chân tay uể oải, chân có dáng vòng kiềng, những mảng hói lớn trên da đầu của bé...
Bệnh còi xương ở giai đoạn nặng, bạn sẽ thấy xương của bé mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như bé không có xương. Hình dáng đầu của bé cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn. Phần xương ở cổ tay và ngón tay có xu hướng nhô hẳn lên. Chứng còi xương có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành dấu hiệu nghiêm trọng trong quá trình phát triển của các bé gái.
Phòng tránh
Trong vòng 3 năm đầu đời, khoảng 70% bé có thể thoát khỏi tình trạng còi xương nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách.
Để phòng bệnh còi xương cho bé, theo các chuyên gia dinh dưỡng tốt nhất là người mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú phải ăn uống đầy đủ, uống bổ sung thêm viên sắt, canxi... và nhất là không quên tắm nắng.
- Cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Đến tuổi ăn dặm, cần cho bé ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
- Bé sau sinh 1 tháng cần được tắm nắng mỗi ngày 15 phút vào lúc mặt trời mọc (nên trước 9h sáng) và ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, bụng, lưng, ngực.
- Vào mùa đông, bạn cần cho con uống một liều vitamin D3 để điều trị dự phòng. Có thể 6 tháng cho bé uống nhắc lại một lần. Ngoài ra, trong thai kỳ có thể uống vitamin D3 vào lúc thai được 7 tháng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị còi xương như thiếu nắng mặt trời - đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ bé tiếp xúc với nắng. Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng; bé sinh vào mùa đông mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù... là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân thứ hai là chế độ ăn uống không hợp lý, không được bú sữa mẹ thường xuyên, bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.
Những bé dễ bị còi xương là các bé được cho ăn bột sớm, ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thu canxi). Bé đẻ non, đẻ sinh đôi, bé không bú mẹ, bé quá bụ bẫm, bé sinh vào mùa đông cũng dễ bị bệnh này.
Bệnh còi xương khác với bệnh suy dinh dưỡng. Bệnh suy dinh dưỡng là do thiếu kalo, protein, làm cho bé chậm phát triển về thể chất, "thấp bé nhẹ cân". Còn bệnh còi xương thường xuất hiện ở những bé được ăn đầy đủ về năng lượng, thậm chí còn gặp ở những bé cân nặng còn cao hơn so với cùng lứa tuổi. Chính vì vậy mà nhiều mẹ đã không chú ý, bỏ qua các dấu hiệu của bệnh, đến khi có biến chứng mới đưa con đi khám. Theo một số tài liệu nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Trung ương, ở nước ta tỷ lệ bệnh còi xương chiếm khoảng 9,4%. Còi xương ở bé thường xảy ra chủ yếu ở độ tuổi dưới 3 tuổi. Bệnh làm cho xương mềm, xốp, đồng thời làm biến dạng xương ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. |
Một số ít bé bị bệnh vì di truyền - do trong quá trình mang thai, người mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có thể ảnh hưởng.
Phát hiện bé bị còi xương
Khi bé bị còi xương thường được chia ra 2 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất: Ở giai đoạn này, bệnh thường có biểu hiện ở mức độ nhẹ, khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của bé.
Bé có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy... thì nên chú ý chăm sóc bé cẩn thận hơn.
Nếu thấy bé mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn một cách đầy đủ.
Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn còi xương ở thể nặng, bệnh cũng xuất hiện trong thời điểm 6 tháng đầu đời. Nhưng các hoạt động của bé kém hơn bình thường, chân tay uể oải, chân có dáng vòng kiềng, những mảng hói lớn trên da đầu của bé...
Bệnh còi xương ở giai đoạn nặng, bạn sẽ thấy xương của bé mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như bé không có xương. Hình dáng đầu của bé cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn. Phần xương ở cổ tay và ngón tay có xu hướng nhô hẳn lên. Chứng còi xương có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành dấu hiệu nghiêm trọng trong quá trình phát triển của các bé gái.
Phòng tránh
Trong vòng 3 năm đầu đời, khoảng 70% bé có thể thoát khỏi tình trạng còi xương nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách.
Để phòng bệnh còi xương cho bé, theo các chuyên gia dinh dưỡng tốt nhất là người mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú phải ăn uống đầy đủ, uống bổ sung thêm viên sắt, canxi... và nhất là không quên tắm nắng.
- Cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Đến tuổi ăn dặm, cần cho bé ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
- Bé sau sinh 1 tháng cần được tắm nắng mỗi ngày 15 phút vào lúc mặt trời mọc (nên trước 9h sáng) và ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, bụng, lưng, ngực.
- Vào mùa đông, bạn cần cho con uống một liều vitamin D3 để điều trị dự phòng. Có thể 6 tháng cho bé uống nhắc lại một lần. Ngoài ra, trong thai kỳ có thể uống vitamin D3 vào lúc thai được 7 tháng.
ThS. Lê Anh (Sức Khỏe & Đời Sống)
Tin liên quan
- Dùng kháng sinh khi con sốt (13:37:00 26/12/2010)
- Viêm phổi ở bé sơ sinh (08:54:00 22/12/2010)
- Tinh hoàn ẩn ở bé (09:33:00 21/12/2010)
- Không để bé đi mẫu giáo muộn (10:31:00 19/12/2010)
- Bé 5 tháng tuổi hay trớ sữa (09:12:00 17/12/2010)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Nguyên nhân, phòng tránh còi xương
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo