- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Lý do bé ăn nhiều mà vẫn còi
Nguyên nhân đầu tiên có thể do ăn nhiều mà vẫn thiếu. Đó là cho ăn nhiều lần nhưng không đủ về số lượng cần thiết trong từng bữa ăn hoặc ăn không đủ số bữa trong ngày.
Ví dụ: Nhu cầu của bé là phải ăn đầy một bát cháo mỗi bữa, ngày ăn 3 bữa cháo và 800ml sữa. Thế nhưng bé chỉ được ăn 2/3 bát cháo/bữa (hoặc cả ngày chỉ được ăn 2 bữa), uống thiếu sữa thì chắc chắn là không đủ cho nhu cầu của cơ thể bé.
Thừa lượng, thiếu chất
Cho bé ăn số lượng nhiều nhưng trong thực đơn lại thiếu các món nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu...) hoặc thiếu dầu mỡ...
Ăn nhiều một món
Ăn nhiều (hoặc ăn thường xuyên) một loại thức ăn nào đó khiến cho cơ thể thiếu cơ hội thu nhận các thực phẩm khác, dẫn đến thiếu chất và không có sự tăng trưởng toàn diện.
Vượt khả năng tiêu hóa
Khi được 6 tháng tuổi, bé chỉ ăn được tối đa là nửa bát (100ml), nếu cho ăn nhiều hơn thì phần thức ăn thừa không thể hấp thu vào cơ thể nhưng nằm lại trong dạ dày, làm bé luôn có cảm giác no (hoặc chướng bụng, khó tiêu) dẫn đến không chịu uống sữa, rối loạn tiêu hóa và sụt cân.
Bắt ăn nhiều đạm
Nhiều người mẹ ép con ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm làm bé khó tiêu, giảm ăn, giảm bú.
Đánh đồng khẩu phần
Mức độ tiêu tốn năng lượng cho hoạt động chuyển hóa cơ bản của cơ thể (dùng cho tim đập, phổi thở, thận lọc nước tiểu, trao đổi chất...) và hoạt động thể lực ở mỗi người mỗi khác dù là cùng tuổi, cùng trọng lượng... Khả năng tiêu hóa, hấp thu các loại thức ăn ở mỗi bé khác nhau nên cùng một khẩu phần nhưng với một số bé cụ thể thì lại là quá sức.
Vì vậy, cần linh hoạt khi giảm khẩu phần để bé có khả năng tiêu hóa phù hợp và cơ thể phát triển tốt nhất. Ví dụ: bé 8-10 tháng tuổi có thể ăn ngày 2 bữa cháo và 5-6 bữa sữa, cũng có thể ăn ngày 3 bữa cháo với 4-5 bữa sữa.
Hấp thu kém vì bệnh lý
Một số bé có bệnh lý ở đường ruột, bệnh gan mật, bệnh di truyền, bệnh dị ứng... nên hệ tiêu hóa không dung nạp được thức ăn, dẫn đến hạn chế khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn. Nếu không tìm cách chữa lành bệnh thì có ăn vào thật nhiều, thật béo bổ thì cũng bằng không.
Không vội đổ cho tạng người: Nếu thấy tình trạng dinh dưỡng ở bé không đạt yêu cầu, ăn nhiều mà vẫn gầy thì trước tiên hãy đưa bé đi khám tổng quát để điều trị tình trạng thiếu dinh dưỡng (nếu có), trước khi đổ vấy rằng “tạng người như vậy”.
B.S Đào Thị Yến Thủy (Người Lao Động)
- Thức ăn cho bé thông minh (19:05:00 03/07/2010)
- Bé mới biết đi suýt phải cưa chân vì nhiễm trùng thuốc nam (19:03:00 03/07/2010)
- Nhiều bé liệt tay sau sinh vì nặng cân, khung chậu sản phụ nhỏ (09:28:00 02/07/2010)
- Vẫn mắc lao dù đã tiêm phòng lao (09:31:00 01/07/2010)
- Phòng sặc sữa cho bé (08:23:00 30/06/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |