- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bất cẩn khiến con bị bỏng
Sau mỗi một tai nạn bỏng không chỉ là nỗi đau đớn của bé mà còn là sự ân hận tột cùng của cha mẹ và những di chứng đeo đẳng suốt cuộc đời bé.
Những câu chuyện không hy hữu
Chị Hà (Hải Phòng) ngắm nhìn đứa con trai kháu khỉnh vừa tròn 6 tháng tuổi và chuẩn bị tắm cho con. Cẩn thận đặt bé vào tận phía trong giường rồi chị mới đi chuẩn bị nước. Vừa đổ phích nước nóng vào chậu thì có điện thoại, chị vội chạy ra nghe mà không để ý cậu bé đang lật lẫy về phía mép giường. Đang nghe điện, đột nhiên nghe tiếng con khóc thét, chị Hà vội chạy vào thì con trai đã nằm gọn trong chậu nước nóng...
Bé trai kháu khỉnh giờ đang nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, toàn thân băng bó. Còn chị Hà, đang ngồi khóc nấc bên con trai.
Điều trị bỏng tại Bệnh viện Nhi Đồng I. |
Trường hợp bỏng của bé gái 2 tuổi Nguyễn Thị Phương Mai (Lào Cai) cũng không phải là một tai nạn hiếm gặp. Một lần, cả nhà bé rộn rịp làm cỗ. Trong lúc bà dọn cơm, bé Mai chạy lăng xăng, vô tình bị vấp, ngã ngồi vào nồi nước luộc gà đang bốc hơi nghi ngút. Hậu quả, một số chức năng phụ nữ của bé không thể như người bình thường.
Chuyện của bé Thùy Vi (Hà Giang) 13 tuổi cũng khiến cha mẹ day dứt. Thấy bố mua mực về nướng, bé rất háo hức được nướng cùng bố. Nhiều lần bé định cầm chai cồn đổ vào chảo nhưng bố không cho, còn dặn bé nhớ để hết lửa mới được đổ cồn tiếp. Thấy chảo lửa tắt ngấm mà mực chưa chín, bố của bé cầm chai cồn đổ thêm vào chảo. Lửa gặp cồn bùng lên leo nhanh vào chai cồn anh đang cầm trên tay. Nóng quá, anh vội tung chai lên theo phản xạ, cả chai cồn đổ ụp vào người con gái khiến bé bị bỏng nặng.
Sợ hãi, đau đớn, đôi khi mất mạng
Mỗi năm, Viện Bỏng tiếp nhận khoảng 4.000 bệnh nhân bỏng. Điều đáng nói hơn, theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Viết Lương (trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Viện Bỏng Quốc gia), có đến 60% trường hợp bỏng xảy ra với các bé. Trong đó, hơn 80% bé bị bỏng dưới 5 tuổi. Với các bé, khi có thể còn non nớt, nỗi đau do bỏng gây ra sẽ trở nên kinh hoàng hơn và di chứng để lại nặng nề hơn rất nhiều so với người lớn.
Sức đề kháng của các bé rất kém, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, chỉ cần vết bỏng chiếm khoảng 5% cơ thể (bằng 4 lần lòng bàn tay của bé) đã có thể gây sock cho bé. Shock bỏng ở bé thường diễn biến rất nhanh, dễ nặng lên và có nguy cơ tử vong nếu không phòng shock kịp thời. Bé bị bỏng sâu rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm độc, thậm chí tử vong nếu không xử lý kịp thời và đúng cách.
Sau khi chữa trị, các vết bỏng nặng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé, khiến bé chậm lớn, suy giảm hệ thống miễn dịch. Bỏng còn để lại di chứng nặng nề về chức năng như sẹo xơ co kéo và gây biến dạng cơ thể khi lớn lên.
Đau đớn, shock và sợ hãi, đó là cảm giác đầu tiên sau khi bị bỏng. Nhưng có lẽ, nỗi đau đó sẽ không chấm hết khi các vết thương đã lành. Những sang chấn tâm lý lâu dài do bỏng sẽ khiến nạn nhân mặc cảm, buồn chán và khó hòa nhập với cộng đồng, thậm chí nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Trường hợp bé Trang (Hải Phòng) là một ví dụ. Những vết sẹo do bỏng cồn nham nhở trên khắp khuôn mặt và cơ thể khiến Trang vô cùng đau đớn và mặc cảm.
Bé trốn tránh mọi người, giam mình trong phòng tối, và một ngày ý nghĩ đen tối nảy sinh: tự tử. Rất may gia đình kịp thời phát hiện. Sau này, bé được các bác sĩ cho sang Mỹ phẫu thuật, các vết sẹo đã mờ đi, nhưng sự mặc cảm sẽ theo em suốt đời.
Cẩn thận vẫn hơn
Các bé đang trong độ tuổi hiếu động, thích khám phá thế giới, trong khi nhận thức còn hạn chế rất dễ trở thành nạn nhân của bỏng. Có quá nhiều nguy hiểm luôn rình rập như lửa, nước sôi, điện, cồn...
Bé với tay nghịch phích nước; Bé móc ngón tay vào ổ điện; Bé ngã vào nồi canh; Bé thò tay vào nồi cơm điện đang bốc hơi nghi ngút; Bé uống bát canh còn đang nóng... là có thể bị bỏng.
Hãy tạo môi trường an toàn cho con từ những việc làm nhỏ: cất phích nước sôi ở một nơi cao mà bé không thể với tới; dán băng dính vào tất cả các ổ điện trong tầm tay bé; đóng cửa bếp khi nướng mực để bé không thể lại gần; đừng bao giờ để nồi canh đang nóng dưới đất; dừng để bé một mình trong nhà tắm có vòi hoa sen và bình nóng lạnh; hãy đổ nước lạnh vào chậu trước rồi mới pha nước nóng để nước tắm cho bé... Sự cẩn thận, trong mọi trường hợp để con không thể có nguy cơ bị bỏng, không bao giờ là thừa.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Theo Gia Đình Trẻ
- Tặng quà Giáng sinh cho con (08:41:00 16/12/2009)
- Cẩn thận khi chữa tưa lưỡi, lông tơ bằng mẹo (09:00:00 15/12/2009)
- Chủ quan khi con bị sưng, đau bìu (08:50:00 14/12/2009)
- Bé 2 tuổi chết vì sặc cháo (17:07:00 13/12/2009)
- Luyện cho con dáng đi đẹp (09:16:00 11/12/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |