- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bệnh về hô hấp và tiêu hóa mùa lạnh
Bệnh thuộc đường hô hấp dễ gặp nhất vào mùa lạnh là viêm mũi, họng, viêm VA (Vegetation Adenoide), viêm amiđan,viêm xoang do bé không được chăm sóc cẩn thận, từ khâu tắm rửa cho đến quần áo mặc ấm cả ở trong nhà và khi ra ngoài đường (hoặc vệ sinh răng miệng chưa tốt)... Thời tiết lạnh cũng tạo điều kiện cho bệnh viêm phế quản, viêm phế quản - phổi phát triển.
Ngoài ra, bé cũng rất dễ mắc bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, ngộ độc thức ăn hoặc do ký sinh trùng, do virusrota. Bệnh tiêu chảy do virusrota chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại tiêu chảy mùa lạnh ở bé. Bệnh hay gặp ở bé dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch.
Phòng bệnh mùa lạnh cho con
Cần mặc ấm cho bé: Đối với các bệnh về đường hô hấp, cần mặc ấm cho bé. Mỗi lần lau rửa (hoặc tắm) cho con, cần chuẩn bị đầy đủ nước ấm, khăn khô, sạch, quần áo và nếu có điều kiện nên chuẩn bị phòng ấm như bật lò sưởi hoặc điều hòa ấm. Cần tắm rửa cho con ở phòng không có gió lùa. Cần tắm nhanh, không để con đùa nghịch với nước trong thời gian dài. Tắm rửa xong, lau sạch người cho bé ngay và mặc ngay quần áo sạch, khô, cho sưởi ấm.
- Đối với bé sơ sinh, cần chú ý thay ngay quần áo bị ướt do tè ra. Luôn luôn mặc quần áo ấm và cổ có khăn quàng. Khi ra khỏi nhà, cần mặc cho con ấm hơn, có găng tay, bít tất, khẩu trang tránh không cho không khí lạnh tác động vào mũi, họng, vùng da hở không có quần áo che kín. Ban đêm, bé thường đạp tung chăn, bố mẹ nên lưu ý đắp chăn cho con để tránh cháu bị cảm lạnh do ngủ không đủ ấm.
Khám bệnh khi bé bị tiêu chảy: Nếu bé bị tiêu chảy, nên cho con đi khám bệnh để xác định tiêu chảy do nguyên nhân gì gây nên. Bác sĩ sẽ xác định cụ thể cho từng trường hợp và có chỉ định điều trị thích hợp, không được tự động mua thuốc điều trị cho con.
- Thông thường, bé bị tiêu chảy dù là nguyên nhân gì, ở thể nhẹ thì cũng cần được bù nước và chất điện giải bằng cách cho uống dung dịch orezol. Việc pha orezol cũng cần tuân thủ đúng quy cách; nếu không, mặc dù bé được uống orezol nhưng không có tác dụng bù nước và chất điện giải. Cần đọc kỹ hướng dẫn cách pha, tuyệt đối không chia nhỏ gói orezol ra để pha từng lúc một, bởi vì trong mỗi một gói orezol, nhà sản xuất đã cân đủ số lượng muối cần đưa vào cơ thể, nếu chia nhỏ thì mỗi một phần orezol được pha sẽ không đủ các chất muối cần bù cho bé (gói nhiều, gói ít). Ngoài việc bổ sung nước bằng uống orezol, cũng cần chú ý chế độ ăn thích hợp trong những ngày bị tiêu chảy như ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đủ chất dinh dưỡng. Nên nhớ, carrot và thịt gà hầm nhừ rất tốt cho tiêu hóa ở bé bị tiêu chảy.
Tóm lại, khi thời tiết thay đổi thất thường, các bậc cha mẹ cần chú ý mặc ấm, mặc đủ cho con khi ra khỏi nhà và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để bé tăng cường sức đề kháng.
Theo PGS. TS. BS Bùi Khắc Hậu (SK & ĐS)
- Nhận biết con bị gù lưng (08:57:00 22/12/2009)
- Giữ sức khỏe cho bé sơ sinh mùa lạnh (16:48:00 20/12/2009)
- Ứng phó nhanh khi con bị co giật (08:43:00 18/12/2009)
- Bất cẩn khiến con bị bỏng (08:27:00 17/12/2009)
- Tặng quà Giáng sinh cho con (08:41:00 16/12/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |