- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
4 dị tật vùng kín ở bé gái
Những tư vấn sau đây của bác sĩ Lợi Hồng Sơn (nguyên Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Việt Đức) phần nào sẽ giúp các ông bố bà mẹ sớm 'bắt' bệnh và khắc phục những bệnh thường gặp ở vùng kín bé gái, giúp các em phát triển hoàn thiện, nâng cao chất lượng giống nòi.
1. Dính môi lớn: Bé có biểu hiện 2 môi lớn dính vào nhau dù vẫn có 1 lỗ tí tẹo để đi tiểu và vẫn đi tiểu bình thường. Khi đã phát hiện ra tật, cần đưa bé đến khám ở bác sĩ chuyên khoa.
Thông thường, bác sĩ chỉ cần dùng panh để lách thì nó sẽ mở và trở lại bình thường. Nên khắc phục tật này từ khi bé còn nhỏ (2-3 tuổi) và không nên để tình trạng này quá lâu. Bé càng lớn, độ “kết dính” của 2 môi càng mạnh, thậm chí là dính làm một. Trong trường hợp đó đến bác sĩ phải dùng dao, kéo để xử lý, gây đau đớn cho con.
2. U sùi ở lỗ sáo: Lỗ sáo chính là lỗ niệu đạo để đi tiểu, bệnh này tuy ít gặp nhưng không phải hiếm. Khi phát hiện thấy khi bé gái đi tiểu tiện bị đau, rát, thậm chí là chảy máu, phải nhanh chóng đưa bé đến khám. Không nên để lâu, vì bệnh này có thể lấp cả lỗ tiểu. Thông thường, những trường hợp này phải được xử lý bằng can thiệp phẫu thuật.
3. Ápxe môi lớn: Bệnh này không quá nguy hiểm nhưng bố mẹ cũng không được chủ quan. Ở một số bé gái dưới 1 tuổi, trên môi lớn xuất hiện một mụn (như bị viêm tấy), sau đó bị vỡ ra. Khi bé đi đại tiện ra phân lỏng hay “đánh hơi” thì sẽ bị xì “sản phẩm” ra ngay tại “đường rò” đó. Biểu hiện của bệnh này khá rõ ràng nhưng phức tạp. Ở mức độ nhẹ, đường rò có thể tự liền. Bố mẹ nên đưa ngay bé đến bệnh viện, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có những chỉ dẫn, tư vấn kịp thời.
4. Rò hậu môn tiền đình: Đây là một bệnh không quá phổ biến. Biểu hiện của bệnh này thường là do đường hậu môn chính thức bị bít lại (không có hậu môn), phân rò qua đường tiền đình. Tùy mức độ rò để bác sĩ tiến hành can thiệp bằng phương pháp mổ.
Theo GĐ & XH
- 5 dấu hiệu cảnh báo bé bị ốm (09:50:00 09/11/2009)
- Bé gái 4 tuổi chết tại trường: Những khó hiểu (16:23:00 06/11/2009)
- Vai trò của Probiotics trong việc phòng chống nhiễm khuẩn, dị ứng (09:00:00 06/11/2009)
- Trường mẫu giáo để chết học sinh (13:53:00 05/11/2009)
- Bé 2 tuổi chấn thương sọ não do tivi rơi (13:36:00 05/11/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |