- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Nguyên nhân và cách trị mút tay cho con
Một số chuyên gia cho rằng nên để bé mút ngón tay thay cho việc ngậm ti giả. Nhóm khác lại ủng hộ việc dùng ti giả vì vào thời điểm nhất định bé có thể thôi ngậm ti giả nhanh chóng.
Mút tay ở độ tuổi sơ sinh là một trong những phản xạ chính. Hiện tượng này thường gặp hơn cả ở bé bú bình, tuy nhiên không phải các bé bú mẹ hoàn toàn không có thói quen này. Ở thời điểm này, mẹ có thể rèn ngay cho bé để không trở thành thói quen. Quan sát thấy bé bắt đầu hay đưa tay lên mút, mẹ nên thử giảm lượng sữa, tăng lần bú. Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, mỗi lần cho bé bú bạn hãy để bé ở bên ngực bạn lâu hơn.
Những nguyên nhân
- Bé cảm thấy khó chịu, không thoải mái về tinh thần.
- Mẹ cai sữa bé quá bất ngờ.
Lưu ý: Thông thường bố mẹ không dễ dàng xác định lý do, và những nguyên nhân này có thể đan xen với nhau. Hãy tìm cách giải quyết vấn đề từ nhiều phía.
Cách xử trí
Điều quan trọng nhất là cải thiện không khí trong gia đình. Cha mẹ tuyệt đối không nên tranh cãi trước mặt con. Sự căng thẳng tinh thần của người lớn dễ tổn thương tâm lý bé, buộc bé tìm sự an ủi, chẳng hạn, bằng cách mút tay.
- Dành nhiều thời gian hơn cho bé, chơi với con, vuốt ve, ôm ấp, đùa vui.
- Kéo dài thời gian cho bé bú sữa mẹ hoặc cai sữa một cách từ từ.
- Ban ngày, tìm biện pháp đánh lạc sự chú ý để bé không mút tay, nhưng tránh bày tỏ sự lo ngại một cách thái quá về việc mút tay của bé.
- Ban đêm, nếu bé thiếp giấc cùng ngón tay trên miệng, người lớn nên gỡ tay khi bé đã ngủ sâu.
- Nói chung, nếu bé không mút tay liên tục mà chỉ có biểu hiện này trước khi đi ngủ hay thỉnh thoảng trong ngày, bé luôn tỏ ra vui vẻ, dễ tính và khoẻ mạnh thì bạn chẳng nên coi thói quen này là một vấn đề nan giải.
- Thỉnh thoảng, bạn nên nhắc bé rằng bé sắp lớn rồi và sẽ không mút ngón tay nữa vì các bạn lớn không ai làm như vậy cả. Nhưng tuyệt đối không la mắng bé vì điều này. Những lời nhắc nhở thhiện chí sẽ giúp bé yêu khắc phục vấn đề một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Theo Tạp Chí Mẹ & Bé
- Massage cho con đúng cách (10:22:00 16/11/2009)
- Chán ăn vì trầm cảm (08:48:00 13/11/2009)
- Rối loạn tâm lý vì bị 'nhồi nhét' kiến thức (09:52:00 12/11/2009)
- Kiểm tra EQ cho con (09:34:00 11/11/2009)
- 4 dị tật vùng kín ở bé gái (10:16:00 10/11/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |