Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phòng tiêu chảy mùa hè cho bé

16:05:50 15/06/2009

Bác sĩ Vũ Quý Hợp (Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, đợt nắng nóng vừa qua đã BV quá tải, trong đó chủ yếu là bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu chảy. 
 
Không nên ăn lại thực phẩm để sau 2 giờ
 
Ngồi đợi đến lượt khám cho con trước cửa phòng khám Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Hà Thị Tâm (phố Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: Tối hôm qua, cả nhà chị đi xuống bà ngoại chơi chừng 2 tiếng rồi trở về. Đói bụng, chồng chị xới bát cơm nguội chan với canh cua, cà muối. Cậu con trai lên 3 tuổi thấy bố ăn một mực không chịu uống sữa mẹ pha mà nằng nặc đòi ăn cơm cùng bố. 

Chị Tâm định không cho con ăn vì e ngại canh cua nấu từ chiều, nhưng chồng chị và bà nội lại khuyến khích: “Cứ để cho cháu ăn đa dạng như thế cho nó sam sưa”. Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ đồng hồ ăn cơm cùng bố, con trai chị Tâm kêu đau bụng, buồn nôn và đi ngoài liên tục. Chị Tâm trách chồng liền nhận được phản ứng: “Anh cũng ăn, mà còn ăn nhiều hơn con nhưng có sao đâu?”.

Ảnh minh họa.

Tương tự, bé Trần Thị Ánh, 4 tuổi, trú tại quận 3, TPHCM, cũng đến Bệnh viện Nhi đồng 1 khám do bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Cũng giống như con trai chị Tâm, bé Ánh đã kêu đau bụng, buồn nôn, đi ngoài liên tục sau khi đi nhà trẻ tư nhân về và được người giúp việc cho ăn lại đĩa trứng rán còn thừa từ bữa trưa. Cùng ăn với Ánh còn có người giúp việc, nhưng cũng giống như trường hợp trên, người giúp việc không bị gì còn bé Ánh thì nhăn nhó chạy ra chạy vào nhà vệ sinh liên tục.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, số lượng bệnh nhi nhập viện vì bệnh tiêu chảy cấp và tiêu đàm máu trong mùa hè năm nào cũng cao hơn so với những mùa khác. Nguyên nhân là do mùa hè oi bức, khiến thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn. “Chỉ cần để ngoài trời 2 giờ đồng hồ cũng trở thành nguồn nhiễm nguy hiểm đối với trẻ. Tác nhân gây nhiễm trùng đường tiêu hoá thường là độc tố do vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc vi khuẩn E.coli. Trẻ có thể bị nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, mất nước. Nếu để tình trạng mất nước kéo dài, trẻ có thể suy kiệt và tử vong”- BS Tiến cảnh báo.

Nấu lại thức ăn chưa sử dụng hết

Theo “Mười lời khuyên trong ăn uống và chế biến thức ăn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngay tại gia đình, chủ động đề phòng ngộ độc” của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thức ăn sau khi nấu chín chỉ có thể giữ được không quá 3-4h, ở nhiệt độ 60ºC nếu thức ăn cần ăn nóng và 10ºC nếu cần ăn nguội.
 

GS.TS Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cũng cho biết: Tiêu chảy ở trẻ em là căn bệnh mùa nào trong năm cũng có. Tuy nhiên, mùa hè tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy chiếm nhiều hơn do nguyên nhân lây bệnh chủ yếu từ nguồn thức ăn bị ô nhiễm. Tiêu chảy cũng là một trong những loại bệnh chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em. 

Thức ăn vừa nấu xong cũng sẽ nguội dần bằng với nhiệt độ trong phòng và vi khuẩn bắt đầu xâm nhập. Vì vậy, nên ăn ngay thực phẩm vừa mới nấu hoặc phải đun sôi lại đồ ăn cũ trước khi ăn. Với những thức ăn chưa sử dụng hết, nếu muốn để dành lại bữa sau cũng cần phải đun lại cho sôi thật đều từ 5-10 phút.
 
Tương tự, việc giữ vệ sinh cho căn bếp sạch sẽ cũng hạn chế bệnh tiêu chảy ở trẻ em trong mùa hè vì thức ăn rất dễ bị nhiễm bẩn. Nếu trần nhà, tường, bàn ăn, dụng cụ nấu nướng bị nhiễm bẩn thì rất dễ truyền vi khuẩn sang thức ăn.
 
Đặc biệt, thức ăn không ăn hết nếu chưa cất vào tủ lạnh (trong khi chờ thức ăn nguội) cần phải đậy cẩn thận tránh kiến, ruồi, gián vì đây là những loài động vật mang nhiều vi khuẩn gây bệnh nhất.
 
Ngoài ra, cũng cần cảnh giác không cho trẻ tiếp xúc với những động vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim, gà hay như cả những loài vật không có lông khác như: Rùa, ốc, ba ba bởi đây là những loài động vật thường chứa mầm bệnh có thể lây truyền từ động vật qua bàn tay vào thức ăn.
 
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng bộ môn Thực phẩm chế biến, Viện Khoa học-Công nghệ Đại học Bách Khoa, việc rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi rửa hoặc thái thức ăn sống như thịt, cá, gia cầm của các bậc phụ huynh trước khi bón cơm hay pha sữa cho con hoặc người mẹ băng lại mụn nhọt khi tiếp xúc với thực phẩm và nấu nướng cũng sẽ hạn chế nguồn lây bệnh vào thức ăn.

Theo Gia Đình & Xã Hội

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo