- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chứng ngủ ngáy ở bé
Nhiều cha mẹ ngạc nhiên khi thấy các bé cũng xuất hiện dấu hiệu ngáy khi ngủ, như người lớn. Tần suất ngủ ngáy ở mỗi bé là khác nhau: một số bé ngủ ngáy liên tục; trong khi một số bé khác, thỉnh thoảng mới phải đối mặt với hiện tượng này.
Nguyên nhân
Ngáy được gây ra bởi sự tắc nghẽn hoặc chật hẹp trong quá trình lưu thông không khí khi bé ngủ. Những vấn đề thuộc thể chất có mối liên quan đến hiện tượng ngủ ngáy gồm:
Ngủ ngáy do cảm lạnh: Một số phụ huynh phát hiện ra tiếng ngáy ngủ lần đầu khi bé bị cảm lạnh, kèm theo dấu hiệu chảy nước mũi. Nó cũng phản ánh sự bất ổn trong cơ thể con người ở nhiều độ tuổi khác nhau (đặc biệt là những người chưa bao giờ ngủ ngáy).
Ngủ ngáy do viêm amidan: Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bé bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ của bé (do não thiếu oxy). Do phải há miệng để thở nên bé có dấu hiệu như da xanh, môi trề ra bên ngoài, chóp mũi nhỏ…
Ngủ ngáy có liên quan đến sự ngưng thở: Nếu bạn thấy bé đột nhiên ngừng thở trong vài giây thì có thể bé mắc phải chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Tuy nhiên, không phải bé nào bị ngủ ngáy cũng mắc phải chứng ngưng thở.
- Các nguyên nhân khác khiến bé bị ngủ ngáy là do bé bị ngạt mũi, bé có thói quen thở bằng miệng khi ngủ, bé bị dị ứng, bé ngủ với tư thế gây chèn ép lên vùng cổ họng…
- Nhóm bé thừa cân dễ bị ngáy khi ngủ hơn nhóm bé có trọng lượng trung bình. Bé sống trong môi trường nhiều khói thuốc lá cũng dễ mắc chứng ngủ ngáy.
Ngủ ngáy nhiều có thể làm rối loạn hành vi của bé, bé khó tập trung vui chơi hoặc bé sẽ chuyển sang ngủ ngày nhiều hơn.
Cách xử trí
- Nếu bạn nghi ngờ chứng ngủ ngáy ở bé có liên quan đến những rắc rối sức khỏe, bạn nên đưa bé đi khám. Những bé xuất hiện trục trặc về giấc ngủ nên được sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa (thường là khoa tai, mũi, họng)
- Nếu bé đang trong tình trạng thừa cân, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao cho bé (bao gồm cả việc hạn chế bé xem tivi).
- Bạn cũng nên hạn chế khói thuốc trong phòng ngủ của bé.
- Bạn cũng nên thử điều chỉnh gối và tư thế ngủ cho bé: cho bé ngủ trên một chiếc gối thấp hơn để không gây sức ép lên vùng cổ họng của bé. Bạn nên chọn loại gối nhỏ, mềm và cao khoảng 3-5cm.
Nằm nghiêng là tư thế ngủ có thể hạn chế được tiếng ngáy của bé so với tư thế nằm ngửa. Mùa lạnh, bạn nên giữ ấm cổ cho bé.
- Nếu bé thỉnh thoảng mới ngủ ngáy thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bé ngáy ngày một to và thường xuyên hơn thì bạn nên đưa bé đi khám sớm.
Ngủ ngáy dễ khiến bé học kém
Nếu bé bước vào tuổi đi học, chứng ngủ ngáy có thể ảnh hưởng đến chất lượng học hành của bé. Các bé ngủ ngáy dễ bị lo lắng, suy nhược thần kinh, hiếu động thái quá, sức tập trung giảm sút.
Vì vậy, bạn nên đưa bé đi khám sớm nếu bé ngủ ngáy kéo dài 1-2 tháng, bé mệt mỏi kèm theo dấu hiệu học tập sút kém.
Phương Thảo (Theo About)
- Mẹo chữa nấc cho bé (13:04:00 20/04/2009)
- Xông mũi họng quá nhiều có thể gây điếc (00:17:00 18/04/2009)
- Lo lắng về giới tính của con (15:54:00 16/04/2009)
- Các bệnh bé hay gặp lúc giao mùa (15:41:00 16/04/2009)
- Đặc điểm phát triển của bé lên 3 (08:07:00 15/04/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |