- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Lo lắng về giới tính của con
Để ý những hành động trong thời gian gần đây, người cha ấy bỗng lo lắng vì thấy con trai hay biểu lộ tình cảm mà anh cho là quá mức, như khi bé đang ngồi trong toa-lét, thấy cha đi làm về, bé chạy ra ôm hôn bằng được, xong mới quay vào làm tiếp “công việc”. Ngoài một số chi tiết “đặc biệt” ấy, bé vẫn là đứa trẻ nghịch ngợm, bướng bỉnh và thích chơi ôtô. Người cha ấy hỏi, con tôi có vấn đề gì về giới tính không?
Tương tự như thế, không ít các bậc cha mẹ thấy con gái, từ lúc gần 3 tuổi đã bắt đầu biết chọn quần áo, mặc cái này hay không mặc cái kia. Một số bé gái luôn chọn quần bò, áo kẻ thay vì váy hay những chiếc áo hoa. Những công bố nghiên cứu về giới tính thứ ba với những con số đầy lo ngại khiến các bậc cha mẹ hay giật mình trước sự thay đổi mà họ cho là không phù hợp với giới tính của con cái. Vậy, có điều gì đáng lo ngại?
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ biểu lộ nhu cầu giới tính và cảm xúc bản thân |
Bản thân trẻ con khi sinh ra cơ bản giống nhau về sự phát triển, tư chất và cách biểu hiện, chỉ trừ giới tính về mặt sinh học. Những biểu hiện khác nhau của trẻ thường được người lớn tự hiểu và suy diễn bằng cách hiểu của mình, rằng bé trai hay gái có cách biểu hiện khác nhau theo đặc trưng giới tính của chúng. Đấy là do người lớn áp đặt quan điểm giới của mình vào trẻ con chứ bản thân chúng không nghĩ như vậy cho dến khi trẻ nhận ra sự khác biệt về giới tính của mình do chúng ta dạy dỗ chúng.
Khi trẻ trai mới chập chững bước đi, nếu có vấp ngã, bố mẹ sẽ dạy chúng: “Con trai phải dũng cảm, không được khóc nhè!”. Với trẻ gái, nếu bé thích đá bóng, nhảy nhót, bố mẹ sẽ mắng: “Con gái con đứa gì như con trai” hoặc “Con gái phải nhẹ nhàng thôi con ạ!”. Những lời nói của bố mẹ trong cuộc sống hàng ngày đã định hình về sự phân biệt giới tính, giữa cha và mẹ, giữa anh trai và em gái, giữa các bạn chơi... Trẻ bắt đâu có xu hướng chọn các bạn cùng lứa để chơi. Vào tuổi lên ba hoặc bốn, trẻ có nhận biết về giới tính của mình nhưng không hiểu biết về điều đó. Trẻ gái có thể nghĩ rằng, nếu bé mặc quần soóc hoặc áo phông thay vì chiếc váy, bé sẽ biến thành con trai. Chính vì thế mới có sự “thử nghiệm” của bé khiến cha mẹ bối rối.
Tất nhiên, ngoài những nhận biết chung, khoa học đã chứng minh sự khác biệt giữa não và hóc-môn của con trai và con gái: con gái có nhiều tế bào thần kinh và nghe tốt cả hai tai, nhìn tốt cả hai mắt trong khi con trai chỉ nghe tốt một tai và nhìn rõ hơn ở mắt trái. Con gái thiên về ngôn ngữ và khả năng diễn đạt trong khi con trai có khả năng suy luận hơn. Con trai thích những trò chơi mạnh mẽ và gây đau đớn, từ đó, tỉ lệ tử vong của con trai cũng cao hơn con gái 2 lần.
Từ những đặc tính trên, cha mẹ nên:
- Phân tích cho trẻ thấy ưu điểm của cả hai giới để trẻ sớm có cái nhìn tích cực, học tập được những điểm mạnh của giới kia, giúp trẻ tránh thái độ phân biệt giới hoặc coi thường giới tính khác mình.
- Khuyến khích trẻ biểu lộ nhu cầu giới tính và cảm xúc bản thân. Đừng bao giờ nói với trẻ trai “Con là con trai, không được khóc” hay “Con là con trai, không được chơi hoa”. Nếu trẻ thực sự buồn, hãy chia sẻ với bé.
- Thỉnh thoảng nên cho phép bé gái làm những trò ầm ĩ.
- Tuyệt đối không ép buộc, thậm chí đánh mắng trẻ vì bạn cho rằng chúng là con trai/con gái nên chúng phải làm thế này, thế nọ.
Tất cả những điều này để nói lên một điều duy nhất, hãy để cho trẻ thấy chúng được là chính bản thân chúng, được sống cuộc sống của chúng bên cạnh bố mẹ chứ không phải là sống vì bố mẹ hay do bố mẹ áp đặt và cho phép. Điều này đặc biệt quan trọng vì nó liên quan đến sự phát triển cá tính của mỗi trẻ, tạo cho trẻ sự tự tin, tính độc lập vì biết ý thức về giá trị bản thân. Một đứa trẻ biết quyết định các vấn đề của mình khi lớn lên sẽ tự biết đạt đến thành công bằng con đường nào.
Do đó, cha mẹ hãy tạo cho cả con trai và con gái hướng phát triển như nhau ở các khía cạnh như qui tắc, cách cư xử và cảm nhận. Nên hướng cho các bé giảm bớt những nhược điểm của những quan điểm giới tính đã được định hình từ trước như bé trai bớt nóng nảy, coi thường phụ nữ, bé gái bớt rụt rè hoặc bớt nũng nịu, mè nheo. Hãy dạy trẻ biết nhìn nhận đúng về bản thân và các sự việc, sự vật xung quanh để có những đánh giá đúng mức. Nên nhớ, đó là cách nhìn nhận chứ không phải là cách chỉ trích hay moi móc một nhược điểm nào đó.
Theo Chung Nhi
- Các bệnh bé hay gặp lúc giao mùa (15:41:00 16/04/2009)
- Đặc điểm phát triển của bé lên 3 (08:07:00 15/04/2009)
- An toàn khi bé ngồi trong xe đẩy hàng siêu thị (21:05:00 13/04/2009)
- Chứng ADHD - tăng động giàm chú ý ở bé (13:37:00 08/04/2009)
- Nứt hậu môn ở bé (14:55:00 07/04/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |