- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Nguyên nhân và cách khắc phục chứng tè dầm
Ở một số bé, chức năng của bàng quang chậm hoàn thiện hơn các bé khác. Điều này là bình thường (không liên quan đến chậm phát triển trí tuệ hoặc các vấn đề phát triển khác ở bé).
Phần lớn các bé lên 3 không còn dấu hiệu của tè dầm nhưng cũng có một số bé khác vẫn phải đối mặt với tình trạng này thêm nhiều năm nữa.
Các nguyên nhân khác gây chứng tè dầm ở bé là:
- Cấu tạo chứa nước tiểu của bàng quang kém: Nhóm bé có xu hướng đi tiểu nhiều lần trong ngày thường có nguy cơ mắc chứng tè dầm. Nguyên nhân là vì thể tích của bàng quang nhỏ. Tình trạng này sẽ được khắc phục dần, khi bé lớn hơn.
- Mất cân bằng hormone: Khi cơ thể không sản xuất đủ loại hormone gọi tên là ADH, bé cũng có nguy cơ bị tè dầm. Chức năng của hormone này là ngăn ngừa hiện tượng tiểu liên tục. Càng ít ADH, bé càng phải đi tiểu nhiều hơn. Yếu tố này cũng được khắc phục khi bé lớn hơn.
- Yếu tố gen: Tè dầm cũng có nguyên nhân từ tiền sử gia đình. Khoảng 1/7 số bé tè dầm có cha mẹ, anh chị cũng phải đối mặt với rắc rối này khi còn nhỏ.
Ảnh: GettyImages. |
Các yếu tố tăng nguy cơ tái phát tè dầm ở bé
- Bé bị căng thẳng: Tâm trạng lo lắng có thể khởi động chứng tè dầm ở bé sau một khoảng thời gian “khô ráo”. Những cột mốc khiến bé xáo trộn tâm lý bao gồm: bé mới bước vào bậc tiểu học; gia đình có thêm em bé; bé bị ốm; gia đình mới chuyển nhà…
- Ăn và uống quá nhiều thực phẩm chứa caffein: Bao gồm trà, cafe, cola và chocolate. Caffein kích thích hoạt động của thận, tăng bài tiết nước tiểu.
- Chứng táo bón: Chứng bệnh này gây áp lực trở lại với bàng quang. Những bé mắc táo bón thường niên có nguy cơ mắc chứng tè dầm. Nghiên cứu chứng minh, trong 3 bé mắc táo bón sẽ có 1 bé mắc thêm chứng tè dầm.
- Bé hiếu động thái quá cũng có nguy cơ mắc chứng tè dầm.
Ngoài ra, các yếu tố khác cũng tăng nguy cơ tè dầm ở bé là: Bé bị nhiễm trùng đường tiểu; bé rối loạn giấc ngủ; bé mắc chứng tiểu đường…
Cách khắc phục
- Chú ý đến đồ uống: Nên giới hạn đồ uống cho bé trước giờ đi ngủ. Nên cho bé uống nước ít nhất khoảng 1-2 giờ trước giờ ngủ. Bạn không nên cho bé uống các loại nước hoa quả, nước chanh vào thời điểm này.
Nên phân bổ lượng nước hợp lý trong ngày cho bé. Các bé cần khoảng 8 cốc nước mỗi ngày. Bạn cũng không nên cho bé uống trà, cafe, nên hạn chế cola và chocolate. Tốt nhất nên tránh cho bé sử dụng thực phẩm chứa caffein vào buổi tối.
- Nhắc bé đi tè trước khi đi ngủ.
- Để đèn ngủ trong phòng để bé có thể dậy đi tè vào ban đêm. Bạn có thể để bô trong phòng bé để bé đi tiểu được dễ dàng.
- Phòng tránh táo bón: Nếu bé mắc táo bón thường niên, bạn nên đưa bé đi khám và điều trị. Khi chứng táo bón mất đi, nguy cơ tè dầm của bé cũng giảm. Ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là những loại rau có màu xanh sẫm như súp lơ cũng khiến bé khắc phục được chứng tè dầm.
- Không nên quát mắng bé: Bạn không nên đổ lỗi, trách phạt chứng tè dầm ở bé. Nếu trên 5 tuổi mà bé vẫn mắc chứng tè dầm, bé có thể bị ức chế về tâm lý. Bé có thể buồn rầu, không thích kết bạn với những bé khác. Tâm tính bé trở nên bất thường, khó chịu với cảm giác mình luôn tè dầm.
- Bạn nên viết lịch theo dõi những đêm nào bé hay tè dầm, những đêm nào bé thường ngủ ngoan. Nếu bé còn nhỏ, bạn có thể dùng tã cho bé khi ngủ.
- Nếu chứng tè dầm ở bé trầm trọng hơn, bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ tìm nguyên nhân và cách điều trị thích hợp. Có một số loại thuốc chữa tè dầm hiệu quả cho bé.
Phương Thảo (Theo Goodtoknow)
- Bé bị dị ứng, tăng nguy cơ hen suyễn (15:19:00 06/03/2009)
- Phía Nam: Tình hình dịch bệnh phức tạp (00:10:00 06/03/2009)
- Giúp bé chống viêm mũi (17:07:00 04/03/2009)
- Tập cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ (09:05:00 03/03/2009)
- Hà Nội 14ºC, không khí lạnh, mưa tiếp tục về (08:00:00 03/03/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |