- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chậm phát triển vì cha mẹ lười chơi với con
'Bố cu Tũn đi làm về chỉ xoa đầu con rồi chui ngay vào phòng bật TV, đọc báo. Chị vợ về muộn hơn, cũng chỉ kịp hỏi han con vài câu rồi tắm, ăn cơm và đi ngủ. Thằng bé tội lắm' - người giúp việc nhà Tũn kể với các bà mẹ ngồi đợi con trị liệu trong khoa tâm bệnh (Viện Nhi trung ương).
Chị Thanh, người giúp việc và đưa Tũn đến lớp học chữa tự kỷ ở Bệnh viện Nhi trung ương còn cho biết thêm, từ ngày đi khám, biết con bị bệnh này, bố mẹ em mới cố gắng về sớm hơn và dành thời gian chơi với con.
Bác sĩ Quách Thúy Minh - Trưởng khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, số bé mắc bệnh tự kỷ hiện nay khá nhiều. Tại khoa Tâm bệnh, trung bình mỗi ngày có 8-10 cháu được đưa đến khám và điều trị. Theo bác sĩ, cái khó trong việc giúp các cháu cải thiện tình trạng bệnh là nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự ý thực được vai trò của mình cũng như sự quan tâm, cách chơi với con có ý nghĩa lớn thế nào.
Nhiều gia đình, sau thời gian chữa trị ở bệnh viện, con có tiến bộ, nhưng khi về nhà không được bố mẹ quan tâm, dành thời gian củng cố bài học nên bệnh lại y như cũ. Trường hợp của bé Thành, 5 tuổi ở Đăk Lăk, đang điều trị tại khoa là một điển hình.
Thành vẫn chưa biết nói, ai gọi cũng chẳng ngoái lại. Bố mẹ em quê Thường Tín, Hà Nội, vào Đăk Lăk làm nghề khảm trai, mở một xưởng tư nên rất bận rộn, gần như chẳng có thời gian rảnh cho con. Cháu bé được giao hoàn toàn cho bà nội. Bà đã già, lại lạ môi trường sống nên cũng buồn chán, chẳng mấy khi trò chuyện với cháu. Cậu bé suốt ngày xem TV, không thích chơi đồ chơi và không biết nói.
Khi con 3 tuổi, bố mẹ Thành thấy những biểu hiện lạ đó mới đưa con đi khám thì biết cháu mắc tự kỷ. Trước khi vào khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi trung ương, anh chị đã đưa con đi điều trị ở nhiều nơi, từ bệnh viện tỉnh đến trung tâm trị liệu trong TP HCM. Họ ngạc nhiên không hiểu vì sao con đã tiến bộ nhưng cứ về nhà được một thời gian thì lại trở về tình trạng ban đầu.
Sau khi hỏi han các bác sĩ phát hiện lý do là vì sau khóa trị liệu, anh chị lại mải mê với công việc, hầu như không dành thời gian chơi, củng cố các bài học cho con nên mới xảy ra tình trạng như vậy.
"Yếu tố quan trọng nhất giúp bé khỏi bệnh trong những trường hợp này chính là tình yêu thương, sự quan tâm của bố mẹ, bác sĩ hay các phương pháp trị liệu, thuốc thang không thể thay thế được" - bác sĩ Minh bộc bạch.
Bà cho biết, buồn nhất là những trường hợp biết con bị bệnh mà bố mẹ lại mặc cảm, xấu hổ và không hợp tác với bác sĩ để chữa trị triệt để cho cháu. Đó là một trường hợp đến khám gần đây. Cháu bé tên Tuấn (4 tuổi) có những biểu hiện tự kỷ điển hình như không nói được, suốt ngày chỉ nghịch luôn tay, luôn chân một mình...
Khám xong cho con, khi bác sĩ hướng dẫn bố mẹ em cách chơi với con, họ gạt đi, nói thẳng: "Bác sĩ cứ cho thuốc hay điều trị làm sao cho cháu biết nói và đỡ nghịch là được rồi. Chúng tôi không có thời gian đâu, phải làm gì bệnh viện cứ giúp cho". Họ cũng chẳng hề ngó ngàng tới tài liệu bác sĩ đưa cho giải thích về bệnh này và các lưu ý.
Qua tìm hiểu, bác sĩ cũng biết, trước đó, bố mẹ Tuấn cũng đưa con đi điều trị ở một số nơi về rối nhiễu tâm lý bé nhưng vì quá ỷ lại vào trung tâm mà tình trạng của cháu không được cải thiện là mấy.
Bác sĩ Minh cho biết, riêng với bệnh tự kỷ, nếu cha mẹ không bỏ thời gian, công sức quan tâm tới con, ỷ vào bệnh viện, thuốc thang thì chỉ khiến bệnh các cháu càng thêm nặng, quá trình can thiệp kéo dài, ít tiến triển.
Ngoài ra, cũng có những gia đình, dù rất quan tâm, nhưng không đúng cách cũng không giúp con cải thiện được tình hình. Như trường hợp chị Trâm, Tây Hồ, Hà Nội.
Khi được bác sĩ thông báo cậu con trai 2 tuổi rưỡi mắc tự kỷ, chị Trâm đã bật khóc nức nở. Chị bất ngờ với kết quả này và hỏi bác sĩ: "Tại sao lại thế được, vợ chồng em rất chăm con cơ mà". Dù được bác sĩ giải thích rằng đây là căn bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, chứ không hẳn chỉ vì môi trường sống, chị vẫn tức tưởi.
Nhưng thực tế, khi được bác sĩ phân tích, chính chị Trâm cũng hiểu rằng, vợ chồng mình yêu con nhưng chưa biết cách quan tâm, chơi với con, khiến bệnh của cháu vốn nhẹ nhưng lại nặng nhanh. Vì bận công việc, anh chị giao con cho người giúp việc, cố gắng bù đắp bằng cách mua thật nhiều đồ chơi đắt tiền, chọn các loại quần áo, sữa, bột, hoa quả... tốt nhất. Mỗi lần có thời gian, anh chị chỉ biết cho con vào siêu thị, đến các khu giải trí.
Bác sĩ Thúy Minh cho biết, thật ra chơi với be cũng phải biết cách, dù việc này không quá khó, nhưng các bậc phụ huynh cũng phải học, để làm sao kích thích được mọi giác quan của các bé. Không chỉ với bé tự kỷ mà với các cháu bình thường, bố mẹ cũng không được lơ là việc này, vì nó sẽ giúp các cháu phát triển tối đa trí khôn.
Muốn làm được điều này, đầu tiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến việc chọn đồ chơi cho bé. Tùy độ tuổi, nhưng đồ chơi phải đảm bảo các yếu tố như, đa dạng về hình thái (tròn, vuông, nhẵn, xù xì), đa dạng màu sắc (xanh, đỏ, tím vàng...), làm từ các chất liệu khác nhau, an toàn với bé (nhựa, bông, kể cả cát, nước sạch, gỗ), chủng loại khác nhau (tranh ảnh, xếp hình, khối gỗ); đa dạng về chức năng, để bé nhận biết độ to nhỏ, nhiều, ít, âm thanh, cử động....
Ngoài ra, bố mẹ dành hẳn một "quỹ thời gian" cho con và khi đó phải thật sự tập trung cao độ. Bạn nên tạo một góc chơi yên tĩnh, đủ ánh sáng để cùng con xem tranh, kể chuyện hay chơi các trò tương tác như ú - òa, chi chi chành chành, trốn tìm... hoặc đạp xe, ném, đá bóng... ngoài trời.
Khi ở bên bé, bố mẹ qua các trò chơi có thể giúp con phát triển vận động, cảm xúc xã hội, dạy bé biết nhận biết cảm xúc của người khác và thể hiện cảm giác của chính mình cho phù hợp, đồng thời chỉ cho bé hiểu các quy luật tự nhiên, xã hội... Điều quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý là trong khi chơi không được chê bai mà phải thường xuyên khuyến khích bé, tạo cho bé sự vui thích.
Theo VnE
- 6 biểu hiện không nên lơ là ở bé (13:10:00 21/02/2009)
- Lôi kéo chồng vào việc trông con (13:01:00 19/02/2009)
- Bảo vệ men răng cho bé (00:46:00 19/02/2009)
- An toàn cho con đi xe máy (09:34:00 17/02/2009)
- Bài tập thể dục buổi sáng cho bé 2-3 tuổi (15:49:00 16/02/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |