- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bài tập thể dục buổi sáng cho bé 2-3 tuổi
Sáng dậy tập bài thể dục đơn giản, bé sẽ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày. Tập luyện nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.
- Đi bộ trong phòng: Đi bộ vung tay tự do 1-1,5 phút.
- Vươn người: bé đứng chân rộng bằng vai, tay giơ cao, bàn tay hướng vào trong vươn người lên cao rồi hạ tay xuống, làm 3-4 lần.
- Ngồi xổm: bé đứng chân hơi dang rộng, khuỵu gối xuống, tay hạ xuống đầu gối, đầu hơi gập về phía trước. Sau đó đứng lên vươn người và đưa hai tay ra sau để khép hai bả vai, lập lại 2-3 lần.
- Cây đung đưa: bé đứng chân dang rộng, 2 tay đưa ra ngang, nghiêng người sang phải rồi sang trái, giơ tay trái rồi tay phải lên cao. Lập lại 2-3 lần về mỗi phía.
- Chạy trong phòng: thời gian chạy 10-12 giây.
- Đi bộ kết thúc: đi bộ trong phòng khoảng 1 phút.
Những điều cần lưu ýHãy tiến hành thể dục sáng hàng ngày cho bé vào một thời gian nhất định trước bữa ăn sáng. Thời gian tập khoảng 10 phút. Cũng như các buổi tập khác, bé nên mặc quần áo thích hợp để dễ vận động.
Các bậc cha mẹ cũng nên quan sát cách đứng của bé, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của bé. Bé cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho bé tư thế đúng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác.
Số lần lập lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của bé. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2-3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 4-6 lần.
Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho bé cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với bé. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kỹ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ… Sẽ rất tốt nếu tổ chức thể dục buổi sáng bằng các trò chơi vận động có chủ đề gồm 3-4 động tác thể dục. Không nên quên đi bộ, các bài tập củng cố cơ vai, cơ chân, tay, lưng, bụng, chạy 10-15 giây và đi bộ kết thúc nhằm hồi tỉnh hô hấp, điều hòa hoạt động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình thường.
Mỗi lần tập thể dục sáng cần thay đổi chủ đề trò chơi, tạo hứng thú cho bé. Sự đa dạng đó phụ thuộc vào óc tưởng tượng của mỗi chúng ta. Có thể soạn các bài tập có động tác bướm bay, chim bay…
ThS. Trọng Nghĩa (Sức Khỏe & Đời Sống)
- Ngộ độc thuốc bổ (10:40:00 13/02/2009)
- Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bé tự kỷ (13:46:00 12/02/2009)
- Thuốc giảm đau My Pikin nhiễm diethylene glycol gây tử vong (07:55:00 12/02/2009)
- Bệnh viêm da bóng nước (11:41:00 06/02/2009)
- Trấn an tâm lý khi bé gặp ác mộng (14:38:00 04/02/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |