- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Nhiều bé nhập viện vì tiêu chảy cấp mùa đông
Hơn tuần nay, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi trung ương luôn quá tải, chủ yếu là các ca tiêu chảy cấp với biểu hiện như nôn mửa, đi ngoài phân lỏng liên tục, sốt, quấy... Các bác sĩ cho biết đó là triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp mùa đông.
Chị Hòa (ở Văn Giang, Hưng Yên) đưa con lên viện Nhi được 3 ngày. Cháu trai một tuổi của chị cứ ăn hay uống vào là nôn ra, thỉnh thoảng sốt, đi ngoài liên tục, quấy khóc nhiều. Thấy con sút đi nhanh chóng, anh chị lo lắng đưa lên Bệnh viện Nhi trung ương. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán, cháu bị tiêu chảy do virus (hay còn gọi là bệnh tiêu chảy mùa đông).
Chị Hòa cho biết, các bé nằm cùng phòng với con chị ở khoa tiêu hóa của bệnh viện đều có biểu hiện giống cháu. Dù phải truyền nước liên tục nhưng con chị phải nằm cùng giường với 2 cháu khác. Vì thế, ngay hành lang của khoa cũng có rất nhiều bố mẹ, một tay bế con, một tay cầm chai nước truyền vì trong phòng quá đông, không còn chỗ để ngồi.
"Cứ tối đến khổ lắm. 3 đứa trẻ một giường nhỏ xíu còn chật, lại thêm 3 bà mẹ đi chăm nên tối đến chẳng có chỗ mà nằm, phải bế con ra ghế, ra bàn giao ban của bác sĩ mà ngồi, nằm" - chị nói.
Chị Hòa còn kể, mấy hôm trước, trong phòng có cháu bé bị tiêu chảy cấp, mẹ đi chăm, bà nội thương cháu cũng cố ở lại, dù bác sĩ không cho. Hôm sau không thấy bà đâu, mọi người hỏi ra mới hay, sáng ra về nhà, bà lại bị tiêu chảy nặng hơn cả cháu.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngoan (khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, các phòng bệnh trong khoa đều quá tải, trong đó phần lớn bệnh nhân là bé bị tiêu chảy cấp. Trung bình mỗi ngày có khoảng 60 cháu nằm điều trị, số ra, vào viện hằng ngày cũng phải đến 20-30 cháu.
Bác sĩ Ngoan cũng cho biết, bệnh tiêu chảy mùa đông do rotavirus gây ra và thường kéo dài 5-7 ngày. Bé bị bệnh này thường có các biểu hiện như mệt, quấy khóc, nôn và đi ngoài phân lỏng nhiều lần, có cháu sốt nhẹ, cũng có cháu không sốt.
Theo bác sĩ, bệnh này diễn ra quanh năm nhưng thường có nhiều hơn vào mùa đông. Bệnh có thể lây chéo từ bé nọ sang bé kia, thậm chí sang người lớn. Thông thường, bệnh này điều trị khá đơn giản nếu biết cách nhưng cũng rất nguy hiểm bởi có thể làm bé nhanh mất nước, dễ kiệt sức, có thể dẫn đến trụy tim mạch, thậm chí tử vong nếu bù nước, bù điện giải kịp thời.
Bác sĩ Ngoan nhấn mạnh, bố mẹ cần theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của con. Nếu như thấy bé nôn, đi ngoài nhiều, có biểu hiện mất nước rõ rệt như hố mắt trũng, thóp mềm (ở bé còn nhỏ) thì cần đưa con đến bệnh viện ngay.
Ngoài ra, bạn cần chú ý bù nước, điện giải cho bé ngay khi thấy con bắt đầu có triệu chứng bệnh, cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng, tuyệt đối không được tự ý cho bé uống các loại kháng sinh và các thuốc cầm ỉa chảy.
Điều quan trọng nhất khi bé bị tiêu chảy mùa đông là phải bù điện giải cho bé, tốt nhất là bằng nước oresol pha đúng cách, đúng tỉ lệ như hướng dẫn.
Để phòng bệnh, bố mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh, ăn uống đầy đủ để trẻ tăng cường sức đề kháng tốt.
Theo VnE
- Đề phòng tai nạn cho bé mùa Noel (20:14:00 19/12/2008)
- Bình sữa, hộp đựng thức ăn bằng nhựa có thể làm bé lệnh giới tính (11:42:00 19/12/2008)
- Bé 20 ngày tuổi nuốt phải viên bi (14:59:00 18/12/2008)
- Phòng bệnh thấp tim ở bé (10:51:00 17/12/2008)
- Viêm xoang ở các bé (14:46:00 16/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |