- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Thận trọng khi dùng thuốc chống ngạt mũi cho bé
Một số loại thuốc ngạt mũi chỉ có người lớn mới dùng được, nếu sử dụng cho bé tuy có thể giúp bé dễ chịu ngay sau khi nhỏ (hoặc xịt) nhưng lại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, kể cả tính mạng của bé.
>> Thận trọng với thuốc nhỏ mũi
Ngạt mũi là do tình trạng viêm, làm cho đường mũi bị tắc. Thuốc chống ngạt mũi làm co mạch, giảm phù nề, trả lại sự thông thoáng cho mũi nhưng chỉ có tác dụng chữa triệu chứng. Đối với bé, khi dùng thuốc chống ngạt mũi cần chọn loại thuốc dùng cho bé và dễ sử dụng.
Những thuốc không được dùng cho bé
Các loại có chứa menthol hay tinh dầu bạc hà: menthol hay tinh dầu bạc hà (có chứa 60- 70% menthol) khi xoa vào da hay ngửi, xịt thấy nóng, sau đó lại lạnh, dễ chịu. Loại này được dùng để chế cao xoa hay thuốc ngửi, xịt cho người lớn. Không nên cho bé xoa vào mũi hay ngửi, xịt, đặc biệt là bé dưới 2 tuổi vì menthol hay tinh dầu bạc hà gây ức chế tuần hoàn hô hấp dẫn đến ngừng tim, ngừng thở.
Có những sản phẩm hướng dẫn không dùng cho bé dưới 5 tuổi vì hàm lượng menthol và tinh dầu bạc hà cao. Ngoài ra còn có nhiều loại tinh dầu khác có thể gây kích ứng, đặc biệt có thêm methyl salicylat rất dễ gây bỏng rát niêm mạc mũi (như các loại cao xoa).
Naphazolin: thuốc gây cường giao cảm. Tác dụng tại chỗ thuốc gây co mạch mạnh, kéo dài, làm cho máu không đến được niêm mạc mũi, gây hoại tử. Sau đó, thuốc có thể hấp thu vào bên trong, gây nhức đầu, chóng mặt, tăng huyết áp, hồi hộp, tim nhanh, kích động lo âu, đặc biệt là gây co mạch ở não, tim, da, đầu chi, làm ngộ độc nặng, gây tử vong. Không được dùng thuốc này cho ai dưới 15 tuổi.
Xylomethazolin: có tác dụng như naphazolin nhưng yếu hơn. Có dung dịch nhỏ mũi 0,1% dùng cho người lớn và bé trên 12 tuổi (nazolin, efinasex) và có dung dịch nhỏ mũi 0,05% (otrivin) có thể dùng cho bé dưới 12 tuổi. Không nên dùng thuốc quá 3 ngày.
Phenylephrin (humoxal, polydexanal): là thuốc gây cường giao cảm gây co mạch mạnh, giảm sung huyết, nên dùng cho người lớn, chống nghẹt mũi. Các tờ hướng dẫn dùng thuốc và các tài liệu đều ghi không được dùng cho bé dưới 3 tuổi. Tuy nhiên các thầy thuốc lâm sàng đều cho rằng không nên dùng cho bé dù tuổi lớn hơn. Không nên dùng quá 3 ngày.
Ngay với người lớn, các thuốc naphazolin, xylomethazolin, phenylephrin đều là thuốc cường giao cảm (lại kéo dài) nên chống chỉ định trong các trường hợp tăng huyết áp, mạch nhanh, xơ cứng mạch, glaucoma góc đóng và không nên dùng kéo dài. Một số sản phẩm trong đó có nồng độ thấp hơn, có ghi dùng cho bé (như nói trên) nhưng các thầy thuốc khuyên không nên sử dụng cho bé dưới 5 tuổi vì ngại các tác dụng phụ này.
Những thuốc có thể dùng cho bé
Natriclorid (efticol): là dung dịch nhỏ mũi chứa 0,9% natriclorid. Cơ chế tác dụng rất đơn giản là nước muối gây co niêm mạc mũi, co mạch, làm thông thoáng mũi. Vì là dung dịch có nồng độ natriclorid bằng với nồng độ sinh lý (0,9%) nên không gây rát niêm mạc. Có thể dùng cho bé, kể cả bé sơ sinh. Mỗi ngày có thể dùng 3-4 lần, mỗi lần 2-3 giọt cho mỗi bên mũi .
Ephedrin: Trên thị trường có loại thuốc nhỏ mũi 3% dùng cho người lớn và loại nhỏ mũi 1% dùng cho bé. Khi dùng cần phân biệt để tránh nhầm lẫn. Tuy nhiên khi dùng cho bé loại ephedrin 1% cũng chỉ dùng khi thật cần thiết và không dùng quá 8 ngày. Nếu dùng kéo dài thuốc gây độc toàn thân (làm nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ).
Về kỹ thuật sử dụng thuốc chống ngạt mũi cho bé
Đối với loại thuốc nhỏ mũi dạng xịt, liều lượng được tính theo nhát xịt. Không đưa đầu ống xịt vào sâu trong mũi mà chỉ đặt đầu ống xịt nông (ngay đầu mũi) để xịt thuốc (dạng giọt, phun sương) vào niêm mạc mũi.
Loại nhỏ giọt, liều lượng được tính theo giọt. Dùng hai ngón tay kẹp cho thuốc chảy ra theo giọt (đúng liều) chứ không dùng cả bàn tay bóp mạnh, thuốc chảy thành dòng (không đếm giọt được sẽ bị quá liều).
Theo Dược sĩ Bùi Văn Uy, Sức Khỏe & Đời Sống
- Các bệnh mùa đông hay gặp ở bé (11:07:00 29/12/2008)
- Gần Tết, cẩn thận bé bị bỏng (09:54:00 29/12/2008)
- Mất ngón tay vì nghịch ổ cắm điện (11:49:00 26/12/2008)
- Bé mắc tự kỷ ngày càng nhiều (09:16:00 25/12/2008)
- Những bí quyết giữ ấm cho bé ban đêm (11:37:00 23/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |