Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nhiễm giun ở bé

14:00:50 12/09/2008

Các bé là đối tượng dễ bị nhiễm hơn cả và bé thường bị nhiễm nhiều loại giun cùng một lúc.

Nhiễm giun làm cho bé bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm lớn và học hành sa sút. Nhưng những triệu chứng trên có thể biến mất nhanh chóng trị giun cho bé.

Hơn ¼ dân số thế giới bị nhiễm giun, đặc biệt ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Riêng nước ta, ước tính trên toàn quốc số, người nhiễm giun đũa khoảng 60 triệu người, giun tóc 40 triệu người và giun móc 20 triệu người, trong đó số nhiễm phối hợp 2, 3 loại giun lên tới 60-70%.

Như vậy, cứ 10 người Việt Nam có tới 7-8 người có mang giun, sán trong bụng.
Các nguyên nhân gây nhiễm giun

- Điều kiện khí hậu Việt Nam rất thích hợp cho các loại ký sinh trùng phát triển. Các món ăn như: thịt bò tái, trứng ốp la còn sống,..được cho là thức ăn bổ dưỡng cho bé dù mang rất nhiều mầm giun sán nguy hiểm.

- Bé ăn các loại rau và trái cây chưa được rửa sạch, ăn uống với bát, thìa rửa bằng nguồn nước bẩn.

- Bé em thường hiếu động, chơi những trò chơi tiếp xúc nhiều với đất và bụi bẩn; hay ngồi xuống đất; hay mút tay, ngậm các loại đồ chơi, vật lạ bẩn vào miệng.

- Bé ít rửa tay trước khi ăn; sau khi chơi với chó, mèo trong nhà; cầm nắm đồ ăn khi tay bẩn.

Triệu chứng và tác hại khi bé bị nhiễm giun

- Nhìn chung khi nhiễm giun, bé bị rối loạn tiêu hóa làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, mặt khác lại còn phải chia bớt thức ăn cho những vị khách không mời này nên bé sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, sức đề kháng kém vì thế dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Bé biểu hiện kém ăn, gầy ốm, xanh xao, bụng ỏng, hay đau bụng vùng quanh rốn, buồn nôn, có khi nôn ra thức ăn, nôn ra cả giun.

- Khi  bị nhiễm giun đũa quá nhiều có thể gây tắc ruột, hoạt tử ruột, giun chui lên đường mật gây viêm nhiễm đường mật, chảy máu đường mật, áp-xe gan và viêm tụy. Những biến chứng này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng của bé.

- Giun kim thường chui ra hậu môn đẻ trứng về đêm, nên bé ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc về đêm. Giun kim có thể chui vào ruột thừa gây viêm ruột thừa và chui từ hậu môn sang âm đạo gây viêm âm đạo ở bé gái.

- Giun móc, giun tóc: làm cơ thể mất máu nhanh chóng. Mỗi ngày một con giun móc có thể hút từ 0,015-0,2ml máu và nếu bị nhiễm hàng trăm con sẽ làm cơ thể mất máu nhanh chóng - dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể suy sụp, thậm chí tử vong nếu không được điều trị cấp cứu và truyền máu kịp thời.

Nếu bé bị nhiễm cả 3 loại giun trên, hậu quả mất chất dinh dưỡng, mất máu còn nghiêm trọng hơn nữa, cơ thể suy sụp nhanh chóng.

Phòng tránh

- Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn; sau khi chơi với chó, mèo. Thường xuyên rửa tay là biện pháp tốt nhất để phòng giun sán.

- Vệ sinh ăn uống: nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa.

- Vệ sinh thân thể: thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi tiêu, không cho bé đi tiêu bừa bãi, không để bé ở truồng hay mặc quần xẻ đáy. Không để bé bò lê la, nghịch đất cát. Giáo dục cho bé thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà, không nên đi chân đất.

Định kỳ 6 tháng cho bé uống thuốc tẩy giun một lần và nhắc lại sau đó 3 tuần. Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà.

DS Nguyễn Thị Bích Nga (BV Nhi Đồng I)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo