Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bé thích tự làm tổn thương mình

09:55:50 22/07/2008

Bé từ 3 đến 6 tuổi có hành vi bất thường để tự gây đau đớn cho bản thân như đập đầu vào tường, xuống sàn nhà hoặc tự cắn cánh tay mình.

Hành vi tự làm tổn thương là gì?

Đây là những hành vi tự ý gây ra đỏ da, thâm tím hoặc những tổn thương khác cho cơ thể của bé như:

- Đập đầu vào đệm, sàn nhà, tường hoặc đồ chơi.

- Bứt tóc cho đến khi thấy rõ một mảng lưa thưa trên đầu.

- Cắn tay, chân, bàn tay hoặc môi đến khi da đỏ, chai hoặc chảy máu.

- Moi những lỗ trên cơ thể, đặc biệt là hậu môn.

- Tát vào mặt hoặc đầu.

 
Ảnh minh họa: GettyImages

Hành vi tự làm tổn thương thường gặp ở bé trai hơn bé gái. Khi bé ngưng hành vi này lúc được nói hoặc nhắc nhở, thì hành vi được gọi là “nhẹ”. Hành vi tự làm tổn thương được gọi là “nặng” khi bạn phải dùng biện pháp để ngưng hành vi này. Nhưng bất kể hành vi nào, dù là nặng hay nhẹ, ít có cha mẹ nào nhìn con của mình bị đau mà không đau lòng.

Tại sao bé cố tự làm tổn thương chính mình?

Ngoài một số rối loạn về thể chất có thể dẫn đến tự làm tổn thương, hành vi này có thể là một cách hiệu quả để gây sự chú ý của những thành viên trong gia đình hoặc người khác.

Đối với bé khuyết tật, có rối loạn ngôn ngữ, vì không thể bộc lộ bằng lời nói, bé dùng hành vi này để bày tỏ nỗi đau khổ hoặc sự bất mãn, tức giận về một vấn đề nào đó.

Bé có thể học những hành vi này như thế nào?

- Bị bệnh lúc nhỏ: những bé bị nhiễm trùng tai tái đi tái lại nhiều lần có nhiều khả năng phát triển hành vi đập đầu hoặc hành vi tự làm tổn thương khác.

Cựa quậy đầu và cổ là một trong những hành vi tự ý đầu tiên của bé. Nhiễm trùng tai làm đau tai và bé có thể làm giảm đau bằng cách cựa quậy đầu. Khi đau tai giảm, khuynh hướng làm giảm đau bằng cách cựa quậy đầu cũng tăng lên. Lần sau khi bé khó chịu, hành vi này có thể xuất hiện lại.

- Bị ép cách ly: Hành vi tự làm tổn thương có thể xuất hiện khi bé bị giam trong giường cũi hoặc phòng cách ly trong một thời gian dài, ít tiếp xúc với mọi người, đồ chơi hoặc những vật kích thích khác.

- Hạn chế cử động: Hành vi tự làm tổn thương có thể xuất hiện khi bé không được phép cử động trong một thời gian, chẳng hạn khi bất động do nguyên nhân y tế sau phẫu thuật.

Môi trường sống có vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi tự làm tổn thương có tiếp tục hay không. Đối với bé còn nhỏ hoặcới tập đi, cách gia đình phản ứng với hành vi tự làm tổn thương của bé là một yếu tố quan trọng giúp bé tử bỏ hành vi này.

Tôi có thể làm gì để chấm dứt hành vi tự làm tổn thương của bé?

Việc đầu tiên mà bạn cần làm là giữ bình tĩnh. Hít một hơi thở sâu và thở ra chậm.

Nếu hành vi chưa nặng đến nỗi gây ra chảy máu thì chỉ quan sát con của bạn trong vài ngày.

Không nên thay đổi cách bạn quan hệ với bé.

Không nên vội ngưng hành vi đó trừ khi bạn muốn ngăn cản bé làm tổn thương trầm trọng.

Không nên để cho bé biết bạn quan tâm tới bé như thế nào.

Nếu hành vi này diễn ra trong vài ngày, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa tổng quát, vì một vấn đề trong cơ thể có thể gây khó chịu cho bé.

Nếu bác sĩ không phát hiện bệnh lý gây ra hành vi tự làm tổn thương, bạn hãy cho bé đến gặp một chuyên viên tâm lý phát triển để được tư vấn.

Sau đây là một số cách để đối phó với hành vi tự làm tổn thương của bé:

Nếu bé có hành vi đập đầu xuống nền nhà, bạn hãy âm thầm đặt một khăn tắm xếp lại giữa đầu bé và nền nhà.

Quan tâm nhiều đến bé khi không có hành vi tự làm tổn thương.

Đừng vội vàng bồng bế bé khi bé đang có hành vi tự làm tổn thương. Bé sẽ dùng hành vi này như một cách thu hút sự quan tâm của bạn đối với bé.

Không dùng lời hăm dọa, chửi mắng hay đánh đập bé, vì vô tình bạn củng cố thêm hành vi tự làm tổn thương của bé. Nên bình tĩnh tìm hiểu ý nghĩa của hành vi đó và dùng lời ôn tồn giải thích cảm xúc tiêu cực của bé.   

BS. Phạm Ngọc Thanh (Sức Khỏe & Đời Sống)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo