- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé thông minh quá cũng cần cho đi khám
Trẻ em có trí nhớ tốt, khả năng thao tác trên máy tính tuyệt vời, đọc vanh vách chữ, số dù chưa từng được dạy… được cha mẹ xem là thần đồng. Nhưng thực tế không phải như vậy.
Chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM cho biết, khoa Tâm lý của viện thường xuyên tiếp nhận, điều trị cho trẻ bị hội chứng Asperger (hội chứng thần đồng). Trung bình mỗi tháng tại đây tiếp nhận từ một đến hai trẻ.
Ảnh minh họa
Giỏi “bất ngờ”
Một lần đưa con trai bốn tuổi đến nhà thờ nghe cha giảng đạo, lúc về, chị M. ở quận Gò Vấp, TP HCM bất ngờ trước khả năng đặc biệt của con. Cháu tái hiện lại tất cả lời của cha trong lúc giảng đạo với từng cử chỉ, điệu bộ.
Còn cô giáo kể, ở lớp cháu rất hiếu động, không chịu nghe cô dạy, nhưng khi kiểm tra bất cứ kiến thức gì cháu đều trả lời được. Một điều lạ là cháu không nhớ tên của mình khi ai đó hỏi. Thấy con có nhiều biểu hiện khác lạ, chị đưa cháu đến bệnh viện Nhi Đồng 2 khám. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán con chị bị hội chứng Asperger.
Suốt cả tháng nay, anh C., ở quận Bình Thạnh, TP HCM tốn thời gian tìm hiểu nguyên nhân, file tài liệu công ty riêng của anh dù đã cài cẩn thận trong máy vi tính bỗng dưng biến mất.
Vô tình trong lúc nghỉ trưa, anh thấy con gái, mới 4 tuổi đang gõ trên bàn phím. Lại gần, thấy con đang chơi trò chơi trên máy mà chưa ai từng dạy. Hỏi về thư mục đang tìm, con chỉ ngay cho anh thấy.
Hóa ra, cháu biết copy tài liệu của anh vào một thư mục khác. Quá bất ngờ trước khả năng này, anh đưa con đi khám. Bác sĩ, chuyên gia tâm lý chẩn đoán cháu bị hội chứng "thần đồng".
Người lớn “kỳ cục”
Theo chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, trẻ mắc hội chứng Asperger thường giỏi một cách bất ngờ như có trí nhớ rất tốt. Trẻ có thể nhớ cả giai điệu bài hát, đọc thuộc một cuốn truyện dài, học ngoại ngữ tốt, dù lạc trong chợ hay siêu thị vẫn nhớ đường đi. Thậm chí biết đọc chữ, số dù chưa được dạy…
Nhưng, những đứa trẻ này lại kém về giao tiếp và quan hệ xã hội. Nhiều cháu giỏi tính toán, học thuộc … nhưng lại không nhớ tên của mình, không thể hiện tình cảm. Ngay khi bố mẹ bị bệnh nặng, trẻ không biểu hiện một chút lo lắng.
Dù có chỉ số IQ cao, nhưng chỉ số cảm xúc - EQ, của những bé này lại rất thấp. Các bác sĩ cho biết, thực chất bệnh nhi dạng này bị rối loạn phát triển, có cái phát triển quá tốt, nhưng lại có phần phát triển quá tệ.
Cho đến nay, y học chưa tìm được nguyên nhân gây ra hội chứng, chỉ xác định đây là những trẻ bị khiếm khuyết về não bộ.
Phát hiện sớm, điều trị tâm lý sẽ giúp bệnh nhi hướng về kỹ năng sống, các quan hệ xã hội và các ứng xử liên quan đến xúc cảm, tình cảm.
Còn nếu không được điều trị, trẻ vẫn phát triển, nhưng hạn chế về giao tiếp. Lớn lên, trẻ sẽ trở thành những “người lớn kỳ cục”, thích nói một mình, không muốn giao tiếp, có những hành vi không đúng chuẩn mực nên khó hòa nhập với xã hội.
Ban đầu, thấy trẻ phát triển đặc biệt như vậy, nhiều phụ huynh vui mừng, kỳ vọng. Thế nhưng, khi thấy trẻ bộc lộ sự không tập trung, ngớ ngẩn, thích nói một mình, nói chuyện không liên quan đến chủ đề, không biết tên của chính mình… nhiều cha mẹ mới lo lắng, đưa trẻ đi khám.
Theo Báo Đất Việt
- 'Đút đít' và những điều lưu ý (14:48:00 25/07/2008)
- Chiều quá 'hóa bệnh' (10:36:00 25/07/2008)
- Thận trọng khi cho bé đi thang cuốn (10:36:00 25/07/2008)
- Lưu ý với cũi (07:30:00 24/07/2008)
- Bé thích tự làm tổn thương mình (10:25:00 22/07/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |