- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Thời điểm các mũi tiêm phòng
Khi một em bé ra đời, quyền lợi đầu tiên bé phải được hưởng là được tiêm phòng những loại thuốc trong chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng gồm:
1. Lao (BCG)
Tiêm một mũi duy nhất ở cánh tay bên trái vào ngày thứ 2 – 3 sau sinh (hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ trong trường hợp bé sinh thiếu tháng, nhẹ cân). Khoảng một tháng sau khi tiêm, nếu bạn chưa thấy bé có vết sẹo nơi tiêm phòng lao thì cần đưa trẻ trở lại bệnh viện sản hay nhà hộ sinh gần nhất để kiểm tra và tiêm lại.
2. Viêm gan siêu vi B
Mũi đầu tiên khi mới sinh, mũi thứ hai vào khoảng một hoặc hai tháng sau (tuỳ loại thuốc dùng và theo lịch hẹn của cơ sở y tế nơi tiêm phòng), mũi thứ ba cũng khoảng một hoặc hai tháng sau. Bạn không nên quên đưa trẻ đi tiêm mũi thứ tư vào 12 – 18 tháng tuổi, mũi thứ năm vào lúc bé 8 – 9 tuổi…
3. Bạch hầu, ho gà, uốn ván (DTC)
Ba loại vaccine này được pha chế chung trong một chai thuốc, tiêm mũi thứ nhất vào lúc hai tháng tuổi, sau đó là mũi thứ hai và thứ ba cách nhau một tháng (tối thiểu 28 ngày, không được sớm hơn, trễ vài ngày thì không sao). Mũi thứ tư vào khoảng 16-24 tháng tuổi và mũi thứ năm tiêm nhắc lại bạch hầu và uốn ván là khoảng 5 – 6 tuổi.
4. Bại liệt
Được điều chế ở dạng thuốc uống. Cùng lúc với tiêm phòng DTC, con bạn sẽ được cho uống hai giọt màu hồng vào miệng.
5. Sởi
Vào khoảng 9 – 11 tháng tuổi, bé sẽ được phòng sởi một mũi, sau đó có thể được nhắc lại tuỳ theo chương trình của cả nước.
Bạn cần biết, sởi chỉ là một trong rất nhiều bệnh sốt phát ban đỏ, vì vậy dù cho trước 9 tháng tuổi bé đã bị sốt phát ban cũng chưa chắc là mắc sởi, vì vậy bạn vẫn nên đưa bé đi tiêm phòng sởi vào lúc bé tròn 9 tháng tuổi.
Ngoài ra, các cơ sở y tế trong cả nước đã có dịch vụ tiêm phòng những bệnh sau:
6. Viêm màng não mủ (Hemophilus Influenza type B)
Bắt đầu tiêm từ 2 tháng tuổi.
7. Viêm não Nhật Bản B
Bắt đầu tiêm từ trên 12 tháng tuổi.
8. Viêm màng não mô cầu (Meningo A–C)
Bắt đầu tiêm từ 18 tháng tuổi.
9. Thủy đậu (Trái rạ)
Bắt đầu tiêm từ trên 12 tháng tuổi.
10. Quai bị – Sởi – Rubella
Bắt đầu tiêm từ trên 15 tháng tuổi.
11. Viêm gan siêu vi A, cúm, rotavirus, viêm phổi pneumo…
Lưu ý khi đưa bé đi tiêm phòng
Khi đưa bé đi tiêm phòng, điều quan trọng là bạn phải đem theo cuốn sổ sức khoẻ có ghi lịch tiêm phòng của bé (cuốn sổ này phải được giữ gìn để theo dõi tiêm cho đủ và đúng). Bác sĩ sẽ xem xét bé đã mấy tháng tuổi, tiêm loại thuốc nào rồi hay chưa, tiêm vào thời gian nào,v.v… để tư vấn cho bạn về mũi tiêm lần này. Trước khi ra về, bạn cũng không nên quên hỏi bác sĩ về mũi tiêm kế tiếp: khi nào đến tiêm, giá cả bao nhiêu… để không phải đi lại nhiều lần.
Điều kiện để bé có một mũi vaccine hiệu quả là khi tiêm, cơ thể bé phải khoẻ mạnh, không mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, không bị suy giảm miễn dịch, không uống thuốc corticoid…
Sau khi tiêm phòng, bạn nên ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi, sau đó về nhà cho trẻ ăn uống, tắm rửa bình thường, không nên chà chanh hay xử lý gì tại nơi tiêm.
Đa số các loại thuốc vaccine hiện đang sử dụng là rất an toàn, tuy nhiên tuỳ theo từng cơ địa bé, bạn cần chú ý đến trẻ xem có phản ứng phụ nào sau khi tiêm phòng như nóng sốt, sưng đau chỗ tiêm, nổi ban,v.v… Nếu sốt nhẹ (dưới 38º C) một ngày thì không sao, bạn cũng không cần làm gì, hãy theo dõi tiếp.
Nếu sốt cao trên 38º C thì dùng thuốc hạ sốt hoặc thấy bé có bất kỳ điều gì khác lạ hãy đưa đến cơ sở y tế để khám lại ngay. Tuy nhiên, các phản ứng phụ này rất hiếm xảy ra (tuỳ vào loại thuốc và cơ địa bé), đối với các loại thuốc tiêm phòng thế hệ mới hầu như không gây một phản ứng phụ nào.
Đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ và đúng theo lịch hẹn của địa phương hoặc cơ sở y tế gần nhà là bạn đã tiếp thêm cho bé một sức mạnh thể lực cần thiết, giúp bé tiến những bước vững chắc trong cuộc sống
Bs. Đào Thị Yến Thuỷ (SGTT)
- Lựa chọn khoảng cách giữa 2 bé (09:54:00 18/06/2008)
- Vì sao trẻ bị viêm phổi trong mùa hè? (15:24:00 17/06/2008)
- Những thói quen gây chấn thương não (08:33:00 16/06/2008)
- Để con thân bố (09:05:00 14/06/2008)
- Đeo kính râm cho bé đúng cách (13:47:00 13/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |