- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bệnh vảy rồng ở bé
Có người gọi "da rắn", có người thì gọi "da rồng", còn tên thường được nhà chuyên môn dùng là "da vảy cá"... Đây là bệnh da bẩm sinh hiếm gặp, khó có thể chữa khỏi hẳn.
Những trường hợp mắc bệnh
Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (Giảng viên Đại học Y Dược, TP.HCM) cho biết: Đây là một loại bệnh da mãn tính, phần lớn là do di truyền, một số ít trường hợp do mắc phải một số bệnh hoặc do dùng một số thuốc gây ra. Bệnh thường xuất hiện từ thời thơ ấu, kéo dài suốt cuộc đời, nặng hơn khi gặp thời tiết lạnh. Da người bệnh bị khô ráp, sần sùi và đóng vảy.
“Thái tử rồng" sau điều trị đã bong hết những lớp vảy |
Mức độ và màu sắc của vảy có thể thay đổi tùy từng người: mỏng, trắng hoặc dày, đen, nâu xám đan xếp nhau như vảy cá. Người ta thấy, ở người da càng đen thì vảy cũng sẽ càng đen. Vảy có thể xuất hiện ở cẳng tay, cẳng chân, có thể lan rộng toàn thân, kể cả mặt. Nếu da trên mặt bị khô căng quá mức sẽ làm cho mắt bệnh nhân bị lộn mí ra ngoài. Ở vùng khớp như khuỷu tay, cẳng chân, tình trạng da khô sẽ làm bệnh nhân khó vận động. Không chỉ làn da, mà móng (tay, chân) của bệnh nhân cũng có thể bị tổn thương.
Trước đây tại ấp Nghĩa Thắng, xã Đại Tâm, H.Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) cũng có một em bé 8 tháng tuổi mắc bệnh da vảy cá, nhưng do không biết về bệnh này, nên rất đông người dân ở các tỉnh miền Tây đổ xô đến đây để tận mắt nhìn thấy em bé có hình dáng lạ lẫm, mà nhiều người tự gọi tên là "Thái tử rồng"! Sở dĩ nhiều người gọi như vậy là vì, trên cơ thể bé những lớp vảy mọc rất nhiều, vảy mọc xếp thành từng lớp trên da bé, cộng với các ngón tay, ngón chân (nhất là móng rất dài) cong quắp vào bên trong giống như móng con rồng.
Chữa trị khó dứt
Tình trạng của cháu bé nói trên khá nặng nên đã được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) để chữa trị. Phía Bệnh viện Nhi đồng 2 đã hội chẩn với các bác sĩ Bệnh viện Da liễu (TP.HCM) và đi đến kết luận bé bị "bệnh viêm da nhiễm trùng trên bệnh nhân mắc bệnh vảy cá bẩm sinh". Sau 10 ngày được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, những lớp vảy trên da em đã bong ra, nhưng rồi sau đó vảy cũng mọc trở lại.
Việc chẩn đoán da vảy cá dựa vào tuổi phát bệnh, tiền sử gia đình và sự hiện diện của các triệu chứng về da. Theo bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, việc trị liệu bệnh da vảy cá chủ yếu để đạt mục đích thẩm mỹ là chính. Các thuốc thoa sẽ giúp loại bỏ các mảng vảy, cải thiện tình trạng da khô ráp, xù xì, tạo sự thoải mái cho bệnh nhân để giảm bớt tình trạng phải chịu đựng cảm giác khô ráp, căng cứng thậm chí là đau khi vận động. Bệnh này hoàn toàn không lây lan.
Những người mắc bệnh này cần hạn chế tắm nước quá nóng, vì sẽ làm da bị khô hơn, nên dùng sữa tắm thay xà phòng và nên thường xuyên dùng kem giữ ẩm sau khi tắm xong.
Theo Thanh Niên
- Trắc nghiệm làm mẹ (11:30:00 21/05/2008)
- Bé ngộ độc nước tẩy rửa (10:18:00 20/05/2008)
- Bé nghiến răng khi ngủ (09:47:00 19/05/2008)
- Bài thuốc chữa thủy đậu (14:30:00 18/05/2008)
- Bé hay thức giấc khi ngủ (11:20:00 18/05/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |