- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chăm sóc bé bị chân tay miệng
Bé mệt mỏi, chán ăn, lở loét miệng, có nốt đỏ trên tay, chân khiến bố mẹ nhầm lẫn bệnh, tìm đến cách chữa trị khác.
Theo báo cáo về bệnh trẻ em (tháng 5-2008) tại Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, tình hình bé bị bệnh tay, chân, miệng năm nay cao hơn năm trước. Một số bà mẹ ở tỉnh do không nhân biết được tình hình bệnh của con hoặc chưa rõ cách chữa trị đã khiến bé gặp nguy hiểm.
- Nhiều bé bị biến chứng nặng, dẫn đến tử vong do chữa trị không đúng cách. Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viên Nhi đồng 1. Bệnh tay, chân, miệng trường không có nhiều triệu chứng. Bé vẫn khoẻ mạnh, ăn uống bình thường, vì vậy bố mẹ không phát hiện kịp thời.
Sai lầm: Chính điều đó tạo cơ hội cho bệnh phát triển nặng hơn. Ngay cả khi bé sốt nhẹ, mệt mỏi, người lớn chỉ nghĩ đó là bệnh vặt ở bé nhỏ và bỏ qua, như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Lời khuyên: Khi bé sốt, bố mẹ nên đưa đi khám ngay đề phòng tránh tai biến về sau.
Ảnh minh họa
Sai lầm: Họ dùng lá khế, lá sả nấu nước, tắm cho bé hoặc thoa phấn chống ngứa. Một số người còn thoa lên da bé các loại thuốc có màu xanh, đen khiến tay, chân như bị nhuộm màu.
Lời khuyên: Không nên tự ý chữa trị. Việc tắm bằng nước lá vô tình làm da bé bị nhiễm trùng, gây khó khăn cho quá trình chữa trị.
- Khi bé có dấu hiệu co giật, sốt cao, nôn ói, bố mẹ nghĩ là bệnh sốt thông thường.
Sai lầm: Họ cho con dùng thuốc hạ sốt. Sự chữa trị nhầm lẫn này vô tình khiến bênh của bé nguy kịch hơn. Nếu để lâu, không đưa bé đến bệnh viện, bệnh sẽ gây biến chứng nặng như viêm trùng huyết, viêm màng não, viêm cơ tim...
Lời khuyên: Nên đưa bé đến bệnh viên nếu sốt cao hai ngày.
- Bé bị bênh này thường mệt mỏi, không muốn ăn do miệng lở loét, đau rát. Bố mẹ cứ nghĩ con khảnh ăn nên nài ép.
Sai lầm: Do nhầm bé bị viêm loét thông thường nên nhiều người nghiền hạt đậu xanh rồi thoa lên vết lở khiến chúng lan rộng hơn.
Lời khuyên: Khi bé bị viêm loét, bạn nên giữ miệng lưỡi của bé sạch sẽ, sau đó, đưa đến bác sĩ để chẩn đoán bệnh tình.
- Trên cơ thể bé xuất hiện những bóng nước. Biểu hiện này thường khiến bố mẹ nghĩ đến các bệnh thủy đậu, viêm da, bệnh nhiễm siêu vi.
Sai lầm: chữa trị không đúng cách, bố mẹ càng làm cho bệnh có cơ hội hoành hành.
Lời khuyên: Bóng nước do thủy đậu nổi rải rác toàn thân. Còn bóng nước do nhiễm siêu vi thường nổi thành từng chùm quanh miệng bé. Với bệnh tay, chân, miệng, chúng xuất hiện ở cả ba vị trí trên.
- Quá lo lắng bố mẹ làm nhiều cách để bệnh không phát triển.
Sai lầm: Nhiều người bọc bé trong chăn kín, bắt ở nhà, không cho tiếp xúc với gió, ánh nắng mặt trời.
- Chính sự chăm sóc quá kỹ vô tình làm cho bệnh ngày càng nặng hơn. Một số người chọc vỡ bóng nước. Điều này không nên chút nào.
Lời khuyên: Không cần kiêng gió, ánh sáng. Tránh chọc vỡ bóng nước vì sẽ gây nhiễm trùng. Cần giữ cho bé sạch sẽ, ăn chín, uống sôi.
Theo Tiếp Thị & Gia Đình
- Bệnh vảy rồng ở bé (16:49:00 21/05/2008)
- Trắc nghiệm làm mẹ (11:30:00 21/05/2008)
- Bé ngộ độc nước tẩy rửa (10:18:00 20/05/2008)
- Bé nghiến răng khi ngủ (09:47:00 19/05/2008)
- Bài thuốc chữa thủy đậu (14:30:00 18/05/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |