- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Khi bé nói bậy
Đằng sau việc nói bậy của bé có thể là cả một vấn đề tiềm ẩn...
Bạn choáng váng khi thấy cậu bé 7 tuổi ngoan ngoãn của mình bỗng nói bậy mặc dù bạn đã hết sức giữ gìn lời ăn cách nói trước mặt bé? Tại sao vậy?
Có hai yếu tố dẫn đến tình trạng này: Trước hết đó là sự trưởng thành của bé và tiếp đến là văn hoá xã hội nói chung. Đa số bé học được những từ này từ bè bạn, ở trường học, thậm chí ở cả vườn trẻ hoặc khi xem ti vi.
Bé thường “thấm” những từ ngữ mới rất nhanh và sẽ tìm lúc để sử dụng, đôi khi còn chưa kịp hiểu ý nghĩa của những từ đó là gì. Phản ứng của người lớn thường là gay gắt làm bé càng ghi nhớ những từ ngữ đó và sẽ tranh thủ dùng chúng khi bé cáu hoặc buồn, hoặc đơn giản chỉ để chứng tỏ sự độc lập của mình.
Với các bé đã vị thành niên, việc nói bậy được coi là biệu hiện của sự trưởng thành và sành điệu. Nếu con bạn không làm thế, lập tức sẽ bị chúng bạn coi là “kẻ lập dị”.
Các bậc phụ huynh nên hết sức chú ý không phản ứng cực đoan trước biểu hiện này của bé. Bạn càng hăm doạ bé lại càng làm tới.
Đừng phản ứng gay gắt: Bạn đừng cáu gắt chỉ vì mấy câu nói bậy, nhất là đối với các bé đã vị thành niên. Hãy bình tĩnh.
Không nên bỏ qua những từ ngữ bậy bạ mà bé dùng, bạn nên giải thích cho bé rõ. Đừng để câu nói bậy thành câu cửa miệng. Để nghiêm khắc, bạn hãy áp dụng một số biện pháp trừng phạt tuỳ theo độ tuổi của bé, thí dụ như cắt giảm thời lượng chơi máy tính, không mua đồ chơi...
Hãy giao lưu với bé: Bạn hãy giải thích cho bé biết ngoài việc nói bậy, người lớn cũng có vô số cách để bày tỏ sự căng thẳng, thất vọng, cáu kỉnh. Mặc cho người khác nói bậy, bé không nên bắt chước.
Đằng sau việc nói bậy của bé có thể là cả một vấn đề tiềm ẩn. Nếu bé vẫn chứng nào tật ấy, bạn hãy hỏi chuyện xem việc học hành của bé thế nào, quan hệ với bè bạn ra sao hoặc bé có điều gì khó giãi bày chăng?
Hãy gương mẫu: Bạn đừng bao giờ nói bậy trước mặt bé. Một khi bé nghe được từ miệng bạn những từ bậy bạ, khi lớn lên bé sẽ bắt chước và sẽ truyền lại thói quen này cho con mình nữa.
Theo Tạp chí Mẹ và Bé
- Không nên dùng roi vọt với bé (15:46:00 04/04/2008)
- Vai trò của người cha (11:14:00 04/04/2008)
- Thương lượng với bé (10:34:00 04/04/2008)
- Những sai lầm khi giáo dục bé (09:10:00 03/04/2008)
- Dạy bé quý trọng đồng tiền (09:42:00 02/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |