- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
4 tuần đầu của thai kỳ
4 tuần đầu tiên của thai kỳ, có thể người mẹ vẫn chưa biết mình đã mang thai, nhưng cơ thể người mẹ đã bắt đầu có những triệu chứng như: mệt mỏi, ngủ nhiều hơn (8–10 tiếng một ngày); đi tiểu nhiều hơn, ngực trở nên đau và nặng hơn; núm vú ngứa ngáy và trở nên sẫm màu, buồn nôn (ốm nghén) và tăng cân nhẹ (1–2 kg).
Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn cũng mất do bị ngăn cản bởi chất progesterone tiết ra từ buồng trứng nhằm bảo vệ cho thai phát triển ổn định. Ngoài ra, thành tử cung của bạn cũng mềm hơn để phôi thai bám chặt vào. Tử cung cũng phát triển to ra tùy theo kích cỡ phôi thai.
Một quả trứng được giải phóng khỏi buồng trứng có thể sống tối đa 24 tiếng. Một “chú tinh trùng" khỏe mạnh có thể duy trì hoạt động trong vòng 12-48 tiếng sau khi xuất tinh. Cơ hội thụ tinh có thể kéo dài trong 2-3 ngày xung quanh thời điểm rụng trứng. Mỗi trứng và tinh trùng có 23 nhiễm sắc thể. Khi chúng kết hợp với nhau tạo thành 46 nhiễm sắc thể và tạo nên mỗi tế bào con người. Tế bào ban đầu được gọi là hợp tử. Tới khi hợp tử xuống tử cung thì có khoảng 100 tế bào hình thành, tạo nên bào thai. |
Chú ý dinh dưỡng khi mới mang thai
Trong những tuần đầu thai kỳ, hầu hết thai phụ phải chịu đựng những cơn ốm nghén. Chính vì vậy, bạn nên đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để bổ sung đủ chất vào cơ thể.
Chế độ ăn hàng ngày:
• Bạn có thể được khuyên "ăn cho hai người" nhưng sự thật là bạn chỉ cần thêm khoảng 200-300 kalo/ngày so với nhu cầu dinh dưỡng trước thai kỳ. Tương đương với việc bạn nên ăn thêm hai lát bánh mỳ nướng với bơ hay một đĩa nhỏ khoai tây trộn bơ hoặc đơn giản là uống một ly sữa lớn mỗi ngày.
• Nếu muốn ăn vặt, hãy chọn các thực phẩm nhóm cacbon hydrat, vitamin giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể trong nhiều chẳng hạn như các món salad, hoa quả trộn, bánh gạo…
• Hạn chế bánh quy, chocolate và các loại đồ uống ngọt vì chúng chỉ đem đến cho bạn năng lượng trong chốt lát.
Bạn cũng nên ăn nhiều thực vật giàu folate dưới đây:
• Rau xanh: Súp lơ xanh, đậu Hà Lan, táo, súp lơ trắng, bạc hà, củ cải, đỗ đen…
• Ăn sáng với ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, ngô…
• Ăn thêm cam để tăng cường vitamin C.
• Có thể ăn các loại hạt như hạnh nhân và hạt điều...
Về đồ uống: Bạn nên uống 6-8 cốc nước mỗi ngày, bên cạnh các loại chất lỏng khác (soup, nước hoa quả...). Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi thì cũng đừng uống đồ uống có caffein để mong tỉnh táo. Chúng sẽ khiến cơ thể bạn bị mất nước. Thay vào đó, bạn hãy uống nước quả hay nước rau luộc hoặc sữa.
• Các loại nước rau ép cũng rất giàu vitamin và khoáng chất.
• Không nên uống đồ uống chế biến ngoài hàng quán, nhất là trong những tháng mùa hè.
• Nếu muốn ăn nhẹ, hãy chọn hoa quả thay vì nước quả để cơ thể nhận được nhiều chất xơ hơn.
Sự phát triển của phôi thai
Các tế bào bên trong phôi thai được hình thành dưới 3 lớp. - Lớp bên ngoài phát triển thành làn da, mắt, hệ thần kinh, vú và các tuyến khác. - Lớp giữa phát triển thành cơ, xương, mạch máu, hệ tiết niệu và các cơ quan khác. - Lớp trong cùng phát triển thành các cơ quan như gan, phổi, hệ tiêu hóa. |
Một số tế bào phát triển thành dây rốn và các lớp màng bảo vệ thai nhi. Màng bảo vệ này sẽ tạo ra lớp nhau thai ban đầu và hệ nâng đỡ mà trong đó phôi sẽ phát triển: Túi ối (túi nước có phôi lơ lửng ở trong), màng đệm (màng chắn an toàn bao quanh túi ối và túi phôi) và túi noãn hoàng (sẽ sản xuất ra tế bào máu cho tới khi gan đảm nhận).
Sau đó, màng đệm phát triển thành các nhánh hình ngón tay ăn sâu vào niêm mạc tử cung, làm cho toàn bộ phôi thai bám chặt vào tử cung.
Minh họa thai nhi tuần thứ 2: Các tế bào của phôi thai trong thời kỳ này cũng bắt đầu chuyên biệt hóa, tạo thành các cơ quan khác nhau trong một con người mới. Tủy sống bắt đầu xuất hiện ở ngày thứ 14 |
Minh họa thai nhi tuần thứ 3:Tim bắt đầu đập cuối ngày thứ 21 và phôi thai bước vào thời kỳ rất nhạy cảm do tất cả các cơ quan chính đều đã hình thành, dễ bị tác động bởi các chất gây nghiện, thuốc lá, rượu… |
Minh họa thai nhi tuần thứ 4: Khoảng ngày thứ 27, phôi thai phát triển thêm 1mm mỗi ngày và bây giờ, đạt 0,5cm chiều dài. |
Hình thành nước ối
Nước ối – chất không thể thiếu của bào thai được hình thành. Nước ối là một dung dịch ấm với khoảng 99% là nước và muối hòa tan. Túi ối giống như chiếc gối êm cho sự phát triển an toàn của bé; đồng thời, nó cũng như công viên, cho phép bé di chuyển tự do.
Lưu ý khi mang song thai
Thai phụ có cơ hội mang song thai nếu trong nhà có người cũng từng mang song thai.
- Song sinh khác trứng: Hình thành khi hai tinh trùng thụ tinh với hai trứng, cùng lúc. Hai bé mang hai gene khác nhau, hai nhau thai được phân chia khác nhau, có thể là một bé trai và một bé gái.
- Song sinh cùng trứng: Một trứng được thụ tinh với một tinh trùng nhưng được phân chia thành 2 phần, thành hai bé khác nhau. Các bé có thể cùng chung nhau thai dù vẫn phát triển thành hai cá thể độc lập.
- Khi một bé biến mất: Thỉnh thoảng, lần siêu âm đầu phát hiện hai phôi thai nhưng sau đó, một phôi thai tiêu biến mất. Phôi thai còn lại vẫn phát triển khỏe mạnh trong tử cung.
Ngọc Huê
- Chế độ thai sản theo quy định mới (07:57:00 12/03/2013)
- Lời khuyên cho bà bầu công sở (21:46:00 10/03/2013)
- 9 kiểu nghén 'độc' (09:25:00 07/03/2013)
- Các biện pháp chống nghén (08:59:00 06/03/2013)
- Ghi nhớ an toàn khi mang thai (08:16:00 05/03/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |