- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Thai kỳ đến tuần 8
Ở tuần thứ 6, phôi thai như một hạt gạo và đến tuần thứ 8 thì dài tương đương một quả dâu tây.
Tuần thứ 5 của thai kỳ
Bây giờ, bào thai như kích thước một hạt mầm. Hình dáng bào thai sẽ thay đổi và mang hình dáng cơ thể con người.
Sự phát triển của bào thai: Các tế bào vẫn tiếp tục phân chia nhanh chóng và hình thành 3 lớp:
- Lớp ngoài: Sẽ phát triển thành não, da, hệ thần kinh, tóc, móng và răng thai nhi.
- Lớp giữa: Sẽ phát triển thành tim, các mạch máu, xương, cơ và một số tổ chức bên trong thai.
- Lớp trong: Sẽ phát triển thành gan, hệ tiêu hóa, phổi và bàng quang.
Cuối tuần thứ 5, tim bé bắt đầu đập. 4 chồi tay, chân nhỏ nhỏ dần phát triển. Bé bắt đầu có một bộ não đơn giản, xương sống và hệ thần kinh trung ương. Vùng đầu xuất hiện 4 rãnh để sau này phát triển thành 2 mắt và 2 tai.
Hệ tiêu hóa bắt đầu hình thành cùng với một miệng và một hàm.
Bào thai giờ đây có cấu trúc hình trụ với sự phát triển từ đầu tới chân, hơi giống một con tôm nhỏ bé. Trong mỗi tế bào đều có 46 nhiễm sắc thể, chia làm 23 cặp. Gene sẽ quy định sự phát triển của bé, cũng như nhiều thứ khác như màu da, tóc, vóc dáng... Phôi thai nằm trong một chiếc túi gọi là túi ối, trong đó chứa đầy dịch lỏng (nước ối). |
Sự thay đổi ở mẹ: Nhiều người mẹ bắt đầu thay đổi ở thể chất, cũng như tâm trạng, bao gồm ngực mềm, căng hơn, đau đầu nhẹ, thay đổi ở vị giác. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo nếu không thấy xuất hiện những triệu chứng này vì nghén là khác nhau với từng người mẹ.
Co thắt và ra máu nhẹ đầu thai kỳ có thể vô hại nhưng bạn vẫn cần đi khám bác sĩ.
Tuần thứ 6 của thai kỳ
Bào thai dài 2-4mm, tương đương một hạt gạo.
Sự phát triển của bào thai: Máu đã bắt đầu tuần hoàn quanh các mạch máu nhỏ bé trên đầu. Não và hệ tiêu hóa bắt đầu phát triển, định hình nên phổi và gan. Trên thực tế, tất cả các cơ quan trong bào thai đều cùng phát triển, từ bộ phận sinh dục, tới cơ ở cánh tay, chân, cổ và hàm.
Bào thai giờ giống như một chú cá ngựa nhỏ bé, uốn cong lưng tựa hình chữ C. |
Sự thay đổi ở mẹ: Ốm nghén thường xuyên xuất hiện hơn. Nguyên nhân là do hàm lượng hormone hCG tăng cao trong cơ thể mẹ.
Tuần thứ 7 của thai kỳ
Kích thước bào thai tăng gấp đôi so với tuần trước, khoảng 4-8mm chiều dài.
Sự phát triển của bào thai: Khoảng ngày thứ 27, phôi thai phát triển thêm 1mm mỗi ngày. Đầu của bé vẫn to hơn phần thân. Trái tim được chia làm hai ngăn (sau này là 4 ngăn) và bắt đầu đập thường xuyên cùng với sự hiện diện của phổi, ruột, gan và bộ phận sinh dục.
Não bào thai phát triển nhanh chóng, phân chia làm nhiều vùng, bao gồm vùng điều khiển trí nhớ và suy nghĩ. Vùng sẫm nơi phát triển mắt và lông mi bắt đầu hình thành. Các chóp nhỏ để phát triển mũi, môi cũng xuất hiện. Cánh tay cùng với chân đã hình thành rõ ràng và có những nhữ khe hở để tạo thành ngón tay và ngón chân.
Bào thai giãn dài ra vì các xương bắt đầu hình thành. Bé bắt đầu mang dáng dấp một cơ thể người. |
Sự thay đổi ở mẹ: Chứng tiểu rắt làm mẹ phải đi tới nhà vệ sinh nhiều lần hơn. Nguyên nhân là vì bào thai bắt đầu chèn lên bàng quang. Đồng thời, gia tăng hormone progesterone kích thích cơ bàng quang, gây buồn tiểu.
Tuần thứ 8 của thai kỳ
Chiều dài của bé là 2,5cm.
Sự phát triển bào thai: Lúc này phôi thai đã trở thành một bào thai, với các cơ quan nội tạng chủ yếu đã phát triển dù chưa nằm ở các vị trí chính xác. Khuôn mặt hình thành với chóp mũi, lỗ mũi, lưỡi và 2 hàm trên dưới.
Vào cuối ngày thứ 30, những thành phần khác thuộc chi như cánh tay, bàn tay, khuỷu tay cũng như chân, bàn chân và đùi bắt đầu được phân chia. Đến ngày thứ 34, các ngón tay (chân) bắt đầu phát triển.
Bé đã bắt đầu cử động trong bụng mẹ nhưng người mẹ chưa thể nhận ra điều này. |
Sự thay đổi ở mẹ: Nhiều người mẹ bị ra máu trong quý I. Điều này tuy phổ biến nhưng hầu hết đều vô hại. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị sảy thai trong những tuần đầu tiên này, với dấu hiệu đầu tiên là chảy máu âm đạo.
Nhu cầu chuyển hóa chất của cơ thể mẹ tăng lên, bạn phải cung cấp đủ năng lượng và đạm cho cơ thể. Bạn cũng có thể bị táo bón, vì thế nên ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Thời điểm này cũng là lúc bạn nên bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cũng cần lưu ý trong việc vận động để tránh những tổn thương cho bào thai.
Ngọc Huê
- 4 tuần đầu của thai kỳ (09:10:00 13/03/2013)
- Chế độ thai sản theo quy định mới (07:57:00 12/03/2013)
- Lời khuyên cho bà bầu công sở (21:46:00 10/03/2013)
- 9 kiểu nghén 'độc' (09:25:00 07/03/2013)
- Các biện pháp chống nghén (08:59:00 06/03/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |