- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Thai kỳ đến tuần 12
Lúc này, tất cả các cơ quan nội tạng của bé đã hình thành xong và bé bước vào thời kỳ hoàn thiện.
Tuần thứ 9
Sự phát triển bào thai: Tim bé đã hoàn thành việc phân chia thành 4 ngăn, các van tim cũng dần định hình. Xương bé tiếp tục rắn hơn. Cái “đuôi” ở dây cột sống đã teo đi, thậm chí gần biến mất.
Các bộ phận, cơ và dây thần kinh đã dần dần đi vào hoạt động. Do đó bé có thể hơi cử động nhẹ các chi. Ngón tay và ngón chân tiếp tục phát triển, bắt đầu có móng. Đầu ngón tay cũng phát triển các lớp màng đệm xúc giác.
Bộ phận sinh dục giờ đây đang phát triển thành buồng trứng hoặc tinh hoàn. Tuy nhiên, vài sau vài tuần nữa, bác sĩ mới có thể xác định giới tính của bé qua siêu âm.
Đầu của bé đang phát triển, to hơn hẳn so với cơ thể, đầu cong về phía ngực. Mắt của bé đã định hình nhưng mi mắt sẽ không mở cho tới khi bé được 27 tuần tuổi. |
Sự thay đổi ở mẹ: Trọng lượng của bạn có thể tăng lên cùng với sự phát triển của bào thai. Do sự ổn định của các nội tiết tố trong cơ thể, bạn cũng sẽ thấy phấn khởi hơn về mặt tình cảm.
Về hệ tuần hoàn, cung lượng tim đạt đến mức cao nhất và giữ nguyên cho đến hết thai kỳ. Để giảm huyết áp, các động và tĩnh mạch ở các đầu chi dãn ra nên bạn cảm thấy bàn tay và bàn chân mình luôn ấm áp.
Nhìn chung, vóc dáng của bạn vẫn chẳng khác mấy so với lúc bình thường. Tuy nhiên, tử cung của bạn đã phát triển gấp đôi kích thước trước khi bạn mang thai do đó vòng eo của bạn bắt đầu hơi to ra.
Tuần thứ 10
Sự phát triển bào thai: Sự thay đổi mạnh mẽ nhất nằm ở khuôn mặt, khiến bé ra dáng một con người. Mắt cũng đã di chuyển tới đúng vị trí là ở trước trán. Bên trong mắt, tròng đen đang phát triển. Phần trán của bé phát triển với bộ não nằm ở đỉnh đầu. Trung bình cứ mỗi phút có khoảng 250 nghìn nơron thần kinh não được sản xuất.
Các cơ quan chính (thận, ruột, não và gan) bước vào giai đoạn phát triển và hoàn thiện dần. Giai đoạn này, ở thai nhi hình thành chân răng và tóc. Hình dáng của xương sống có thể thấy rõ qua lớp da trong mờ của thai nhi. Thần kinh cột sống trải dài với mạng lưới dây thần kinh tủy sống.
Các ngón tay, ngón chân đã tách rời nhau ra và những móng tay cũng bắt đầu xuất hiện. Các chi có thể co gập lại và cử động nhẹ nhàng. |
Sự thay đổi ở mẹ: Cân nặng tăng lên và nhiều người mẹ thấy quần áo bắt đầu chật.
Ở tuần thứ 10 này, bác sĩ thường cho bạn thử máu để biết bạn có miễn dịch với các bệnh thủy đậu, sởi, quai bị và rubella hay không.
Tuần thứ 11
Sự phát triển bào thai: Bé bây giờ có thể nuốt, cử động cơ hàm và mút. Đầu của bé vẫn còn khá to so với kích thước toàn cơ thể.
Bé cử động chân, tay ngày càng nhiều hơn. Bé có thể xòe và nắm tay. Tuy nhiên, những cử động của thai nhi lúc này rất nhẹ nhàng và bạn khó có thể nhận ra được.
Qua siêu âm, các ngón tay, ngón chân đã rẽ ra. Móng tay, móng chân cũng bắt đầu xuất hiện. Làn da còn trong suốt nên có thể nhìn rõ các mạch máu đi qua. Bên trong cơ thể, các cơ quan nội tạng đã ở đúng vị trí, với gan, thận, dạ dày...
Tuần thứ 11 là khởi điểm của sự phát triển vượt bậc của thai nhi. Từ giai đoạn này đến tuần 20, thai nhi sẽ phát triển chiều dài đến 16cm và cân nặng đến 300g. Để hỗ trợ cho sự tăng trưởng này, các mạch máu trong nhau thai cũng phát triển mạnh mẽ về kích thước và số lượng nhằm cung cấp đủ lượng máu và dinh dưỡng cho thai nhi. |
Sự thay đổi ở mẹ: Thời điểm này, nhau thai bắt đầu hoạt động đúng chức năng của nó. Nó giúp cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cũng như loại bỏ chất mà bào thai thải ra. Cảm giác mệt mỏi, buồn nôn vẫn còn. Bởi vậy đây là thời điểm cần chăm sóc răng miệng cho bà bầu.
Tuần thứ 12
Sự phát triển bào thai: Cổ đã đủ mạnh để bé biết máy, cho dù mẹ chưa nhận ra. Bé di chuyển tay – chân xung quanh rất nhiều. Bé thậm chí còn biết siết các ngón tay. Bé cũng thường xuyên đưa tay chạm vào khuôn mặt. Bé còn có thể mút dịch ối, nhắm chặt mắt…
Tim bé đập nhanh hơn, khoảng 160 nhịp/phút. Ống tiêu hóa của bé cũng có thể chuyển động được vì ruột đã khớp vừa với ổ bụng.
Dây thanh quản của bé cũng bắt đầu hình thành trong thanh quản. Nhưng bé cần không khí để dây thanh quản dung và tạo ra âm thanh.
Thai nhi nặng khoảng 14g, có kích thước tương đương một quả chanh. Đầu bé vẫn to hơn hẳn phần thân, chiếm 1/3 chiều dài cơ thể. Tuy nhiên khuôn mặt bé có nhiều nét giống con người hơn. Đôi mắt đã di chuyển gần nhau hơn. Bé có thể mở - đóng miệng. |
Sự thay đổi của mẹ: Khi bụng bầu phát triển, bạn có thể nhận ra các vết rạn. Có thể ngăn ngừa hoặc làm mờ rạn sau sinh bằng các loại kem, tinh dầu... chống rạn. Hãy chắc chắn mỹ phẩm dùng trong thai kỳ là an toàn. Tránh các loại kem bôi chứa steroid.
Ngọc Huê
- Thai kỳ đến tuần 8 (09:10:00 14/03/2013)
- 4 tuần đầu của thai kỳ (09:10:00 13/03/2013)
- Chế độ thai sản theo quy định mới (07:57:00 12/03/2013)
- Lời khuyên cho bà bầu công sở (21:46:00 10/03/2013)
- 9 kiểu nghén 'độc' (09:25:00 07/03/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |