Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Thai kỳ đến tuần 28

08:29:10 21/03/2013

Những lúc bé đạp, bạn có thể thấy hình dáng bàn chân hay mông của bé nổi lên qua thành bụng.

Tuần thứ 25

Bé đã nhận biết dần thế giới xung quanh, thậm chỉ cảm nhận được làn da của mình và cả dây rốn. Bé yêu của bạn còn có thể cong ngón tay để nắm tay lại. Cấu trúc của đốt sống (33 vòng, 150 khớp và 1.000 dây chằng) bắt đầu hình thành.

Tuần này bé sẽ tăng khoảng 150g và đạt số cân nặng hơn 700g. Trông bé có vẻ “béo” lên một chút. Tóc bé đã bắt đầu có màu sắc và cấu trúc, nhưng cả hai yếu tố này đều có thể thay đổi sau khi bé chào đời. Ống mũi bắt đầu mở.

Gợi ý cho mẹ: Mẹ có thể bắt đầu lên danh sách mua các vật dụng chuẩn bị cho bé yêu chào đời từ bây giờ.

Tuần thứ 26

Ở tuần này, các mạch máu trong tai bé đã phát triển, điều đó có nghĩa là bé nghe và phản ứng với tiếng ồn cả trong bụng mẹ lẫn tiếng ồn từ thế giới bên ngoài. Phổi của bé cũng rất phát triển với các túi khí trong phổi. Bé tiếp tục duy trì việc hít những quãng ngắn trong dịch ối – một hoạt động rất tốt, giúp bé sau này thích nghi được với không khí bên ngoài ngay từ khi mới sinh ra.

Nếu bé yêu của bạn là con trai, tuần này hai tinh hoàn của bé sẽ tụt xuống bìu. Quá trình này sẽ mất khoảng 2–3 ngày.

Cân nặng của bé khoảng 800g. Chiều dài khoảng 35cm. Mắt bé đã mở. Màu mắt của bé đã được xác định. Lông mi của bé ngày một dài.

Gợi ý cho mẹ: Ngày sinh càng lúc càng đến gần. Người mẹ có thể tham khảo những kiến thức về chuyển dạ hoặc thường xuyên luyện tập các bài hít – thở chuyển dạ học được từ một lớp tiền sản.

Tuần thứ 27

Hoạt động của bộ não cũng đã xuất hiện nhiều hơn, phổi cũng phát triển hơn. Bé thích mút các ngón tay. Mặc dù hai lá phối, gan và hệ thống miễn dịch của bé vẫn chưa hoàn thiện hẳn nhưng giả sử bé yêu của bạn ra đời lúc này, khả năng sống sót của bé có thể lên đến 85%.

Nếu để ý, bạn cũng có thể cảm nhận được những lúc bé bị nấc hay ho – một hiện tượng sẽ trở nên thường xuyên hơn kể từ giai đoạn này trở đi. Mỗi lần bé nấc (ho) có thể kéo dài khoảng vài phút, nhưng nó không ảnh hưởng nhiều đến bé.

Thính giác của bé tiếp tục phát triển. Ngoài việc nhận ra được giọng nói của bố và mẹ bé, bé cũng bắt đầu lắng nghe các tiếng động xung quanh. Tuy nhiên âm thanh có thể bập bõm do tai của bé đang bị các chất gây bảo vệ bao phủ.

Tuần này bé yêu của bạn nặng khoảng 900g. Mí mắt đã mở và võng mạc bắt đầu hình thành. Do đó bé có thể mở mắt và nhắm mắt. Bạn có thể nhận thấy những lúc bé thức và ngủ, đặc biệt khi bạn làm một việc gì yên tĩnh.

Gợi ý cho mẹ: Bé cần được bổ sung thêm nhiều vitamin từ rau củ quả. Do đó, người mẹ nên tích cực ăn rau củ quả mỗi ngày để con không bị thiếu chất.

Tuần thứ 28

Não bé cũng phát triển thêm rất nhiều với việc hình thành hàng triệu tế bào mới. Bé cũng tiếp tục tích trữ thêm mỡ dưới da để giữ ấm cho cơ thể khi bé chào đời sau này. 

Có một điều khá lý thú về bé yêu của bạn trong giai đoạn này là: một thai nhi 7 tháng tuổi có thể biết đau và phản ứng rất giống bé được sinh đủ tháng đủ ngày. Những lúc bé hoạt động mạnh, đặc biệt là khi bé đạp, nếu để ý, bạn và chồng bạn có thể thấy được hình dáng bàn chân hay mông của bé.

Bé yêu của bạn nặng khoảng hơn một kg, và dài khoảng 37cm. Tuần này, bé đã có thể chớp mắt. Thị giác của bé rất phát triển. Bé có thể nhìn thấy ánh sáng xuyên qua thành bụng mẹ.

Gợi ý cho mẹ: Lượng hormone tăng lên khiến tâm trạng mẹ thất thường như lúc mới mang thai. Mẹ cũng có thể cảm nhận được những cú thúc rõ rệt của bé, một số cú thúc còn làm mẹ bị đau. Bạn đừng lo lắng về điều này vì nó là dấu hiệu chứng tỏ bé khỏe mạnh.

Sự thay đổi của mẹ

Bụng của bạn ngày càng to hơn tương ứng với sự phát triển của bé yêu. Các tĩnh mạch ở ngực và bẹn cũng nổi rõ hơn. Các vết rạn da ở lưng, bụng và ngực cũng có thể sẽ nhiều hơn. Thoa kem dưỡng để đảm bảo những vùng da này không bị khô và ngứa.

Thời gian này, vì bụng bạn đã lớn hơn bình thường rất nhiều, tốt nhất bạn nên đứng thẳng lưng để tránh hiện tượng bị cong lưng, và gây đau lưng.

Thỉnh thoảng, bạn có thể có những cơn co thắt như bạn sẽ bị lúc sắp sinh, tuy nhiên bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là những cơn co thắt giả và nó không kéo dài lâu.

Đây cũng là lúc thích hợp để bạn nghĩ đến việc trang trí lại phòng hay mua sắm quần áo, vật dụng cần thiết cho bé yêu của bạn. Những việc này có thể làm bạn quên đi sự khó chịu và mệt mỏi, mang lại cảm giác thoải mái và giúp bạn gẫn gũi hơn với bé yêu.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo