- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Thai kỳ đến tuần 16
Bạn cảm thấy khỏe khoắn và yêu đời trở lại sau thời gian nghén. Bé của bạn cũng đã hình thành đầy đủ và được bánh nhau nuôi dưỡng kể từ tuần thứ 14 của thai kỳ. Từ thời điểm này, cuộc sống độc lập cúa bé sẽ dần bắt đầu.
Tuần thứ 13
Sự phát triển của bào thai: Móng tay của bé tiếp tục phát triển. Các dấu vân tay đã hình thành. Cơ cổ tiếp tục cứng cáp hơn và cằm đã nâng lên từ lồng ngực. Miệng của bé phát triển tốt với phản xạ hút và nuốt. Mô xương sườn đã xuất hiện, thận đã thực hiện chức năng lọc nước tiểu.
Da bé vẫn còn trong suốt, tuy nhiên phần đầu đã dần cân xứng với phần thân.
Ruột bé đang chuyển từ dây rốn vào dạ dày, các lông nhung ruột thậm chí cũng đang hình thành trong ruột. Tuyến tụy của bé đã xuất hiện, vận hành và còn tiết ra insulin.
Sang tuần 13, bé dài hơn (khoảng 7,5cm), nặng 25-28g. |
Sự thay đổi của mẹ: Bây giờ, bạn đã bước vào tam cá nguyệt thứ hai. Đây là giai đoạn gọi là “tuần trăng mật thai kỳ”. Bởi vì nghén đã qua đi, các bộ phận quan trọng của bào thai đã hình thành. Người mẹ cảm thấy như được “hồi sinh”. Lúc này, bạn có thể tận hưởng những cảm giác dễ chịu nhất của thai kỳ.
Việc gia tăng sắc tố da sẽ làm cho các nốt ruồi, tàn nhang và núm vú của bạn sậm màu hơn. Bạn có thể thấy xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài từ trung tâm bụng xuống phía dưới (gọi là linea nigra) và sẽ dần biến mất sau khi bạn sinh.
Tim bạn hoạt động với nhịp độ tăng gấp đôi để đáp ứng đủ lượng máu cung cấp cho cơ thể. Tử cung của bạn cũng phát triển nhanh do sự tăng trưởng của bào thai.
Kể từ đây cho đến tuần 24, bạn sẽ tăng cân đáng kể, khoảng 5-7kg, chiếm 50-60% tổng số tăng trọng của toàn bộ thai kỳ.
Tuần thứ 14
Sự phát triển của bào thai: Tóc và lông mày bắt đầu phát triển. Lông măng mọc nhiều trên cơ thể bé để bảo vệ da cho bé, lông măng sẽ tiếp tục mọc chừng nào bé còn trong bụng mẹ.
Bé có thể liếc mắt, nhăn mặt và tiểu vào dịch ối – đồng thời cũng mút lấy dinh dưỡng từ chính dịch ối quanh bé.
Tay bé phát triển dài ra, cân đối với phần còn lại của cơ thể. Chân bé cũng phát triển nhưng sẽ còn tiếp tục dài ra trong mấy tuần sắp tới. Bé cũng bắt đầu có vân tay – dấu ấn riêng độc đáo của mình.
Gan bé bắt đầu có mật – dấu hiệu cho thấy cơ quan này đã bắt đầu làm nhiệm vụ chính. Lá lách cũng góp phần giúp cơ thể bé tạo ra các tế bào hồng cầu.
Cơ quan sinh sản của bé phát triển mạnh mẽ trong tuần này. Bác sĩ có thể nghe được tim bé bằng ống nghe sau tuần thứ 14. Mặc dù bạn vẫn chưa cảm nhận rõ, nhưng bé thực sự rất hiếu động trong bụng của bạn.
Bé của bạn lúc này dài khoảng 8,7cm và cơ thể bé đã sản xuất nước tiểu. |
Sự thay đổi ở mẹ: Những xáo trộn hormone khi mang bầu ảnh hưởng tới làn da của bạn, thậm chí còn làm bạn nổi mụn.
Tuần thứ 15
Sự phát triển của bào thai: Chân, tay của bé đã hình thành đầy đủ nhưng còn mỏng manh, dễ gãy. Bé có thể chụm tay thành nắm đấm dù chưa tự kiểm soát được. Chân của bé phát triển dài hơn so với cánh tay. Khi bé di chuyển xung quanh, bé thực hành thở và nuốt. Bé hít vào và thở ra nước ối, giúp phổi phát triển.
Tóc và lông mày tiếp tục mọc. Các nang tóc bắt đầu sản xuất các sắc tố quyết định màu tóc của bé.
Mặc dù mí mắt bé vẫn còn khép nhưng bé có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu bạn chiếu một luồng sáng mạnh về phía mặt bé, bé sẽ tự quay sang hướng khác.
Bé bây giờ dài khoảng 10cm. |
Sự thay đổi ở mẹ: Với nhiều người mẹ, ham muốn “chuyện ấy” giờ đây tốt hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, những thay đổi ở hormone có thể làm vùng kín bị nhiễm nấm. Các dấu hiệu gồm ngứa, rát âm đạo, tiết dịch khác lạ. Nấm âm đạo có thể được điều trị khi mang thai. Vì thế, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
Tuần thứ 16
Sự thay đổi ở bào thai: Ruột bắt đầu làm việc. Từ giờ, bé có thể tiêu hóa một số nước ối. Bé bận rộn hơn với nuốt và bài tiết. Chính điều này giúp hình thành phân su đầu tiên cho bé.
Thân bé căng, thẳng ra và đầu được giữ thẳng với hai mắt đã chuyển dịch về phía trước, còn hai tai bé đã dịch từ cổ về đúng vị trí trên đầu.
Tổng số tế bào thần kinh của bé lúc này cũng tương đương số tế bào thần kinh của người trưởng thành. Sự liên kết giữa dây thần kinh và cơ được thành lập, giúp các chi cử động được ở các khớp khi bị kích thích.
Mặc dù mí mắt khép, nhưng mắt bé vẫn chuyển động qua lại. Bé thậm chí còn có thể cử động các ngón tay. Bé cũng có thể biểu lộ một số cảm xúc trên gương mặt, thậm chí bé còn nhíu mày. Những chuyển động của bé trong bụng bạn rất nhẹ, chỉ như cảm giác một cái quẫy đuôi của cá và bạn sẽ khó mà phân biệt được (nếu bạn mang thai lần đầu).
Tuần 16 của thai kỳ, bé dài khoảng 12cm và hoạt động nhiều hơn. |
Sự thay đổi ở mẹ: Các dây chằng căng ra ở tử cung, thích ứng với sự phát triển của bào thai có thể làm mẹ bị đau bụng. Tuy nhiên, nếu những cơn đau là quằn quại và nghiêm trọng thì bạn không được chủ quan.
Táo bón cũng có thể gặp ở giai đoạn này. Do đó, đừng quên uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh...
Bạn nhớ hỏi bác sỹ về liều dùng các loại vitamin, cách sử dụng, có được dùng cùng với đồ ăn thức uống hay không. Tuần thứ 16–18 là lúc bác sĩ sẽ kiểm tra máu cho bạn, nhằm:
- Đo lượng alphafetoprotein (AFP), một loại protein do thai nhi sản xuất.
- Đo lượng hormone sinh sản hCG.
- Đo estriol trong máu của người mẹ.
Kết quả kiểm tra máu này sẽ có thể cho biết em bé có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống, các bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down hay không.
Bạn cũng có thể cảm thấy nhiều cảm giác lẫn lộn. Bạn cũng hay quên hoặc khó tập trung hơn. Tuy nhiên, đừng nên quá lo lắng vì đó chỉ triệu chứng thông thường ở phụ nữ mang thai. Nếu bạn đi khám thì bác sĩ sẽ:
- Đo huyết áp của bạn.
- Cân nặng của bạn.
- Chiều cao đáy (để biết sự phát triển của tử cung).
- Tiếng tim đập của bé.
- Thử nước tiểu.
Ngọc Huê
- Thai kỳ đến tuần 12 (09:28:00 15/03/2013)
- Thai kỳ đến tuần 8 (09:10:00 14/03/2013)
- 4 tuần đầu của thai kỳ (09:10:00 13/03/2013)
- Chế độ thai sản theo quy định mới (07:57:00 12/03/2013)
- Lời khuyên cho bà bầu công sở (21:46:00 10/03/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |