- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
25 ‘mẹo’ giữ sức khỏe thai kỳ (2)
Thêm những gợi ý trong sinh hoạt giúp bạn mang thai khỏe mạnh.
13. Không mang giày cao gót
Các hormone trong thai kỳ làm các dây chằng ở chân bị lỏng lẻo. Do đó, chân và mắt cá chân sẽ dễ bị sưng đau. Bởi thế, bạn tuyệt đối không mang giày cao gót, cũng như các loại sandal nhiều dây buộc chặt.
14. Chọn trang phục mát mẻ
Tăng cân khi mang bầu làm tăng lưu thông máu, dẫn tới cảm giác nóng bức. Khi mang bầu, nhất là vào mùa hè, nên chọn trang phục có chất vải sờ thấy mát, nhẹ tay, thấm mồ hôi như các chất liệu tự nhiên là cotton, giúp làn da “dễ thở”.
15. Bổ sung chất xơ
Thai phụ có xu hướng dễ bị táo bón do hệ tiêu hóa bị chậm lại. Vì thế, bà bầu nên ăn nhiều rau, củ quả cũng như các loại bánh, ngũ cốc có bổ sung chất xơ.
16. Nói không với gia vị
Trong quý III, khi van ở đầu dạ dày dễ bị mở ra, gây nên chứng trào ngược thì bạn nên tránh đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều chất béo và gia vị.
17. Tăng cường vitamin D và canxi
Vitamin D và canxi là hai chất quan trọng cho xương và răng của thai nhi. Nên thêm cá chứa dầu, sữa và sữa chua trong dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên ra bên ngoài vì ánh nắng là nguồn tổng hợp vitamin D tốt nhất cho cơ thể.
18. Bỏ đồ uống có ga
Đồ uống có ga thường sẽ có nhiều đường và caffein nên cần phải tránh.
19. Nên năng động
Tập luyện giúp duy trì sức khỏe và vóc dáng không chỉ lúc mang bầu mà cả sau khi sinh. Tuy nhiên, mang thai không phải thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu một môn thể thao mới. Nên duy trì đi bộ, yoga và những động tác được khuyên là an toàn cho phụ nữ mang thai.
20. Chăm chút tới làn da
Sự thay đổi ở các hormone khi mang thai làm mất cân bằng lượng dầu cho làn da. Bởi thế, nên dành thời gian chăm sóc làn da của bạn. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn mỹ phẩm an toàn cho bà bầu.
21. Chọn áo lót
Bầu ngực to lên và không thoải mái khi có thai đòi hỏi bạn cần chọn áo lót co giãn và phù hợp. Thường khi sang tới quý II, những chiếc áo ngực bình thường không còn phù hợp với sự thay đổi ở ngực nữa.
22. Tránh trĩ
Táo bón có thể dẫn tới trĩ. Nên uống đủ nước và ăn đủ chất xơ để tránh táo bón mỗi ngày. Nếu táo bón kéo dài, bạn cần đi khám.
23. Ăn vặt khi bị nghén
Để vượt qua cơn nghén, bà bầu nên ăn ít nhưng đều đặn. Tránh để mình quá no hay quá đói.
24. Bài tập Kegel
Tập Kegel giúp cơ đáy chậu chắc khỏe, tránh được chứng són tiểu sau sinh. Hóp vào như đang nín tiểu, đếm tới 10 rồi thả lỏng. Tập làm nhiều lần trong ngày.
25. Tìm tới bạn bè
Các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên chia sẻ, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp, nhóm người mẹ đang mang thai trên các diễn đàn để học hỏi kinh nghiệm cũng như xả stress.
Ngọc Huê
- 25 ‘mẹo’ giữ sức khỏe thai kỳ (1) (07:50:00 03/07/2012)
- 5 gợi ý giảm phù chân (18:10:00 01/07/2012)
- Tránh tiểu rắt ở bà bầu (08:04:00 29/06/2012)
- Diện đồ bầu gam đen (08:13:00 28/06/2012)
- Chế ngự hoảng sợ khi mang thai (08:37:00 27/06/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |