- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Giải tỏa nỗi sợ sảy thai và nghén nặng
Dưới đây là 2 nỗi lo phổ biến nhất khi mới cấn thai và lý do bạn không cần thiết phải ám ảnh thái quá:
1. Tôi sợ sẽ sảy thai
“Những thai kỳ cho ra đời những em bé sơ sinh khỏe mạnh thường là phổ biến, trong khi chỉ một số nhỏ kết thúc bằng sảy thai” - Karyn Morse (chuyên gia tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles) nói.
Sảy thai thường xảy ra trong vòng vài tuần đầu của thai kỳ, khi nhiều phụ nữ thậm chí còn chưa biết mình mang thai. Sau khi bác sĩ đo được nhịp tim thai (thường ở tuần 6-8), nguy cơ sảy thai giảm xuống còn 5%. Tỷ lệ sảy thai ở lần mang thai sau còn nhỏ hơn (dưới 3%).
Nguyên nhân: Thông thường, sảy thai do bất thường nhiễm sắc thể, ngăn cản bào thai phát triển bình thường. Khi ấy, sảy thai là hoàn toàn không thể tránh khỏi, chứ không phải vì bất cứ điều gì bạn đã làm hoặc không làm.
Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ sảy thai bằng cách không hút thuốc, không uống rượu và giảm lượng caffein.
2. Nghén thật khủng khiếp, em bé của tôi bị thiếu chất mất
Bạn không cần phải quá lo vì bào thai vẫn có thể khỏe mạnh để cùng mẹ vượt qua cơn nghén, ngay chỉ khi mẹ chỉ “gặm” được chút bánh mỳ và nhấm nháp ít hoa quả. Trừ khi bạn đang bị bệnh hoặc nghén quá nặng, gây mất nước nghiêm trọng tới mức bạn phải đi khám thai khẩn cấp.
“Ốm nghén hầu như ít gây mất cân bằng dinh dưỡng hoặc ảnh hưởng tới thai nhi” – Mores (một bác sĩ chuyên về sản khoa) cho biết. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn bổ sung đủ vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ; đồng thời, nên duy trì những bữa ăn nhỏ nhưng thường xuyên. Ăn ít sẽ giúp hệ tiêu hóa không bị quá tải, còn ăn thường xuyên giúp tránh đói cho bạn, bởi cảm giác đói khiến thai phụ buồn nôn nhất.
Nếu bạn thường xuyên phải vào toilet vì nôn, bác sĩ có thể kê một toa thuốc chống buồn nôn cho mẹ nhưng vẫn an toàn cho em bé. Và theo đó, hầu hết phụ nữ mang thai có thể ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm lành mạnh sau khoảng tuần 16. Đó cũng trùng với thời điểm, bé bắt đầu tăng cân nhiều nhất.
Ngọc Huê
- 4 mẫu đồ bơi bầu hỏe khoắn (12:37:00 14/06/2012)
- Canxi trong dinh dưỡng bà bầu (08:53:00 13/06/2012)
- Phôtpho trong dinh dưỡng bà bầu (11:10:00 12/06/2012)
- Kali trong dinh dưỡng bà bầu` (08:54:00 11/06/2012)
- Choline trong dinh dưỡng bà bầu (11:15:00 08/06/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |