- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Mẹo giảm đau nhức chân cho thai phụ
Khi tử cung của người mẹ phát triển, nó bắt đầu gây áp lực lên các tĩnh mạch ở phần dưới cơ thể, khiến tốc độ máu lưu thông trở lại tim bị chậm lại. Ngoài ra, những thay đổi nội tiết tố của cơ thể sẽ khiến cơ thể tích nước. Lượng nước bị tích có xu hướng đọng ở bàn chân, mắt cá chân của phụ nữ mang thai. Sau khi đẻ xong, sưng chân sẽ giảm dần và mất hẳn. |
- Uống đủ nước: Có một “nghịch lý” là nếu bạn uống đủ nước thì cơ thể sẽ không bị tích trữ nước quá nhiều.
- Thay đổi vị trí mỗi tiếng đồng hồ: Nếu bạn đang đứng, nên ngồi trong một vài phút và ngược lại, nếu bạn ngồi trong thời gian dài, hãy đứng dậy và đi bộ xung quanh ít phút.
- Không bắt chéo chân: Vì sẽ làm chậm lưu lượng máu tới bàn chân.
- Nâng cao chân của bạn: Kê chân trên một chiếc ghế, hộp hay một chồng sách dưới bàn làm việc, giúp đôi chân không bị sưng đau, mỏi.
- Đi tất hỗ trợ thai sản: Một loại tất được giới thiệu là “hỗ trợ thai sản” có tác dụng hạn chế chất lỏng dồn ứ ở bàn chân và mắt cá chân. Nên đi tất vào mỗi buổi sáng.
- Nằm nghiêng về bên trái: Nếu bạn chân sưng tấy, bạn nên tìm nơi an toàn và nằm nghiêng về bên trái một chút.
Khi chân sưng to, cọ sát vào giày (dép) dẫn tới phồng rộp, bong tróc làn da. Đôi khi, chúng có thể phát triển thành các mụn nước hay những vết loét trên đôi chân của bạn. Vài gợi ý sau đây sẽ giúp bạn:
- Không được cậy những lớp da bong tróc: Việc này sẽ làm da bị nhiễm trùng.
- Ngay cả khi có những nốt phồng rộp thì cũng không nên cố chọc thủng nốt phồng. Những chỗ phồng này cuối cùng sẽ khô và rụng đi mà không để lại tổn thương nào cho da.
- Có thể quấn băng y tế (gạc) vào vùng da bị tổn thương để không làm kích thích chỗ sưng phồng.
Tuy nhiên, tốt nhất là ngay từ đầu, cần ngăn ngừa mụn nước hay những nốt phồng rộp bằng cách:
- Đi giày đủ rộng và mềm để thích ứng với bàn chân bị sưng.
- Nếu phải đi tất, nên chọn tất mềm và thấm hút mồ hôi tốt.
- Thoa vaseline vào những vùng da khô, bong tróc để da chân mịn màng hơn.
Ngọc Huê
- Thực phẩm giúp bà bầu giữ ấm (11:56:00 18/12/2011)
- Lưu ý khi bổ sung canxi trong thai kỳ (08:05:00 16/12/2011)
- Phòng ngã khi mang bầu (08:09:00 15/12/2011)
- Động tác thể dục với ghế (07:40:00 14/12/2011)
- Đường trong mẫu nước tiểu (08:23:00 13/12/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |