Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bất thường ở nhau thai

17:38:10 15/07/2008

Trong suốt thời kỳ bạn mang thai, nhau chính là mối liên hệ gần gũi giữa bạn và bé yêu. Qua nhau, bé nhận oxy và chất dinh dưỡng từ bạn để duy trì sự sống. Nhau cũng giúp bảo vệ bé tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và các độc tố và phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp có bất thường ở nhau gây nguy hiểm không chỉ cho bé mà còn đe dọa tính mạng của bạn.

Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là gì?

Nhau tiền đạo (NTĐ) là tình trạng nhau không bám ở vùng đáy tử cung như thông thường, mà một phần hay toàn bộ bánh nhau bám vào ở đoạn eo tử cung. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ và là nguyên nhân gây băng huyết nặng sau sinh.

Nếu bạn đã từng mổ lấy thai, nguy cơ bạn bị NTĐ trong lần mang thai tiếp theo là rất cao (tăng 10% so với bình thường).

Căn cứ vào vị trí bám của bánh nhau, người ta chia NTĐ làm 3 loại: NTĐ bám thấp, NTĐ bán trung tâm và NTĐ trung tâm hoàn toàn.


Ảnh minh họa: Getty Images.

Biểu hiện:

Khi bạn bị NTĐ, bạn thường có các triệu chứng như ra máu tự nhiên, không đau bụng, lượng máu có thể ít hoặc nhiều, màu đỏ loãng, có thể lẫn cả máu cục.

Máu ra theo từng đợt, khoảng cách giữa hai lần ra máu ngắn lại, lượng máu ra lần sau thường nhiều hơn lần trước.

Bạn cũng có thể có các biểu hiện thiếu máu ở các mức độ khác nhau, ngôi thai không bình thường và tim thai có thể suy nếu máu ra nhiều.

Cách khắc phục:

Bằng phương pháp siêu âm, các bác sĩ sẽ phát hiện sớm nếu bạn bị NTĐ, từ đó giúp cho việc điều trị được nhanh chóng và chính xác hơn.

Trong trường hợp bạn chưa đến tháng sinh (dưới 38 tuần), bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhập viện để tiện cho việc theo dõi và điều trị. Nếu bạn đã ở tuần từ 38 đến 42 và bị NTĐ trung tâm, bạn bắt buộc phải mổ đẻ.

Bạn cũng cần lưu ý là việc thăm khám âm đạo có thể gây chảy máu nặng. Do vậy, trường hợp thật cần thiết, phải thăm khám trong điều kiện vô khuẩn (trong phòng mổ) và chuẩn bị sẵn sàng để truyền máu, mổ lấy thai.

Cách phòng tránh:

Để đề phòng NTĐ, bạn cần áp dụng các biện pháp tránh thai phù hợp, hạn chế nạo phá thai, giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh khi sinh đẻ, quản lý thai nghén chặt chẽ và thăm khám thai định kỳ.

Khi bạn thấy có những biểu hiện bất thường, đặc biệt là ra máu âm đạo, bạn cần đi khám ngay.
 
Ngoài ra, theo PGS.TS. Vũ Thị Nhung (Sức khỏe & Đời sống), sinh mổ cũng có thể làm tăng nguy cơ NTĐ. Vì vậy, để đề phòng, bạn chỉ nên tối đa sinh mổ 2 lần.

Tràng hoa quấn cổ

Tràng hoa quấn cổ là gì?

Tràng hoa quấn cổ là trường hợp bé bị dây rốn quấn quanh cổ một vòng hoặc nhiều vòng. Nếu bé đã bị dây rốn quấn quanh cổ một vòng mà lại thường xuyên cử động, xoay chuyển, rất có thể bé sẽ bị dây rốn quấn quanh cổ thêm nhiều vòng nữa.
 
Hậu quả:

Thông thường, tràng hoa quấn cổ không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của bé trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi bé bị dây rốn siết chặt nhiều vòng, lượng dinh dưỡng cũng như oxy, máu mà bé nhận được từ mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, bé thường có xu hướng nhẹ cân khi sinh ra, thiếu máu.

Ngoài ra, bé bị dây rốn quấn cổ cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình chuyển dạ. Lúc đó, bé thường bị vướng bởi dây rốn và bị treo lên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài.

Trường hợp nghiêm trọng nhất, bé có thể tử vong trước khi chào đời.

Cách khắc phục:

Ngay trong quá trình khám thai, nếu bạn siêu âm và được xác định là bé có nguy cơ bị tràng hoa quấn cổ, bạn cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Có một số trường hợp bé bị dây rốn quấn cổ rồi tự trở lại bình thường. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, bé càng phát triển, dây rốn càng quấn chặt, không tháo ra được. Những trường hợp này, bạn nên chú ý theo dõi thật cẩn trọng sự cử động của bé. Nếu bé quẫy đạp mạnh hoặc quá yếu, bạn cần đi bệnh viện ngay để được kịp thời xử lý.

Thông thường, khi xác định bé bị tràng hoa quấn cổ, bác sĩ sẽ tùy theo tình hình mà chỉ định bạn sinh thường hay mổ đẻ. Với những trường hợp bé chỉ bị quấn 1 vòng dây rốn và không nguy hiểm, bạn hoàn toàn có thể sinh thường.

Với các bé bị tràng hoa quấn cổ, bé hoàn toàn có thể bị nguy cơ thiếu oxy nếu dây rốn quấn quá chặt. Do đó, bạn nên chú ý đến những biểu hiện bất thường của bé sau khi sinh như co giật, tay chân run… để đưa bé đi khám ngay.

 Minh Châu (mevabe.net)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo