Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Mang thai an toàn (P2)

15:00:10 11/07/2008

Khi bạn đã ra khỏi nhà, bạn lại càng có nhiều nguy cơ tiếp xúc với những tác nhân gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn và bé yêu trong bụng. Hiểu biết rõ và cố gắng phòng tránh những tác nhân này sẽ giúp bạn vượt qua thai kỳ an toàn và mạnh khỏe.

Khi bạn đi làm

Nếu bạn không làm việc tại nhà, bạn sẽ phải đối mặt với khá nhiều vấn đề ở nơi làm việc, chẳng hạn như liệu nơi làm việc đó có an toàn cho bạn không, tính chất công việc bạn đang làm liệu có ảnh hưởng gì đến bé yêu của bạn hay không…

Tốt nhất là bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có tiếp tục đi làm hay không. Bạn cũng nên thông báo cho giám đốc của bạn để được sắp xếp một công việc phù hợp hơn.

Điều kiện làm việc:

Kiểm soát cơn ốm nghén:

Bạn nên tránh xa tất cả các loại mùi lạ có thể là tác nhân gây ra những cơn buồn nôn của bạn ở nơi làm việc (chẳng hạn như mùi nước hoa, mùi xà phòng…).

Bạn nên dự trữ đồ ăn vặt trong ngăn bàn để không bị đói. Bạn cũng nên uống nhiều nước để giảm bớt các cơn buồn nôn.

Có thể bạn không buồn ngủ, nhưng bạn vẫn nên chợp mắt một chút buổi trưa. Như vậy sẽ đảm bảo cho cơ thể bạn được nghỉ ngơi hợp lý và giảm tối thiểu các cơn buồn nôn.

Những công việc có yêu cầu phải đi, đứng quá lâu, nâng vác vật nặng liên tục, leo trèo… sẽ thu hẹp bớt khoảng thời gian nghỉ ngơi thêm cần thiết của bạn, đồng thời cũng có thể gây nguy hiểm cho bạn. Vì vậy, bạn nên tránh hẳn những công việc này.

Bạn cũng không nên làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao, có độ rung mạnh như trong các nhà máy sản xuất công nghiệp… vì môi trường này cũng có thể nguy hiểm đối với bé yêu trong bụng.

Bạn cũng đặc biệt lưu ý tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chẳng hạn như: các chất khí gây mê thường được bác sĩ sử dụng; các hóa chất dùng trong sản xuất và trong kỹ nghệ như chì, thủy ngân, polyvinylchloride, chất lỏng để giặt hấp, hơi sơn, các loại dung môi, các chất thải độc hại và khói thuốc lá…

Bạn cũng cần tránh tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm (đặc biệt bệnh ban trẻ em) và các loài vật mắc bệnh ký sinh trùng toxosplasmose.

Đi công tác:

Trong thời gian này, nếu có thể, bạn nên hạn chế những chuyến đi công tác, đặc biệt là công tác dài ngày. Tuy nhiên, nếu là công việc bắt buộc, bạn nên lưu ý một số điểm như:

Tìm hiểu kỹ về nơi sẽ đến công tác, đặc biệt là về khí hậu, điều kiện ăn uống, các trung tâm y tế… và cần luôn mang theo sổ khám thai, sổ bảo hiểm y tế để đề phòng các trường hợp xấu xảy ra.

Bạn cũng chỉ nên giới hạn thời gian đi công tác trong vòng một tuần để tránh những rối loạn trong thai kỳ xảy ra khi cơ thể bạn không được ổn định.

Với việc ăn uống, bạn không nên ăn các món đặc sản lạ nếu không chắc chúng đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất bạn nên mang theo một số đồ ăn nhẹ trong vali đề phòng trường hợp bạn không hợp với việc ăn uống ở nơi bạn công tác.

Ra ngoài vào lúc nắng gắt hay đêm khuya có thể làm bạn bị cảm lạnh.

Từ tuần thứ 36 của thai kỳ, bạn có thể sinh bất cứ lúc nào vì vậy bạn không nên đi công tác nữa. 

Khi bạn sử dụng các phương tiện giao thông như xe hơi, máy bay, tàu hỏa... bạn nên chọn ngồi ở khu vực ít xóc, ít lắc lư để tránh tình trạng sẩy thai, động thai.

Chống lại sự mệt mỏi:

Mệt mỏi là điều mà bạn khó tránh khỏi trong suốt thai kỳ, tuy nhiên để giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi, bạn nên chú ý một số điểm sau:

Giảm bớt cường độ làm việc. Bạn không cần thiết phải quá gắng sức trong giai đoạn này vì nếu cơ thể bạn mệt mỏi thì càng dễ ảnh hưởng đến bé trong bụng.

Cứ cách khoảng 1-2 giờ, bạn nên đứng dậy đi lại hoặc tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn.

Bạn nên tự tạo điều kiện làm việc thoải mái nhất cho mình, chẳng hạn như mặc quần áo thật thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt; mang dép đi trong nhà ở nơi làm việc; luôn để sẵn nước và đồ ăn nhẹ trong ngăn bàn…

Có một điểm bạn cũng cần biết là, phụ nữ mang thai bị stress (công việc, gia đình, con cái…) thì bé sinh ra sau này dễ bị hen suyễn và dị ứng.

Giao tiếp xã hội

Trong khi giao tiếp xã hội, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý vì những nơi công cộng là những nơi bạn dễ bị lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng, bệnh lây qua đường hô hấp…

Bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người đang bị ốm, đặc biệt là người lớn và trẻ nhỏ bị sốt cao.

Khi đi chợ, bạn cũng nên hạn chế sờ vào các loại thịt sống.

Bạn có thể bỏ bớt những hoạt động xã hội quá sức, ví dụ như đám cưới / đám giỗ ở quê… Việc đi lại nhiều, không khí ồn ào, đông đúc với cái nóng oi bức cũng làm bạn vô cùng mệt mỏi, chưa kể đây là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi trùng phát triển.

Đi du lịch

Bạn hoàn toàn có thể đi du lịch trong khi mang thai. Tuy nhiên, thời gian 3 tháng cuối, bạn nên hạn chế đi xa, đặc biệt là đi nước ngoài.

Trước khi đi du lịch, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và kiểm tra sức khỏe toàn diện.

Cho dù bạn chọn phương tiện đi lại nào (xe hơi, tàu hỏa, máy bay) thì bạn cũng cần đảm bảo sắp xếp được vị trí thoải mái thuận tiện nhất cho mình (chọn vị trí ngồi ít xóc, xa nơi để thức ăn để tránh bị buồn nôn, dễ di chuyển…).

Khi bạn đi du lịch nước ngoài, bạn cần thật cẩn thận với việc tiêm chủng một số loại vacxin sống (vacxin thương hàn, vacxin ngừa bệnh sốt vàng da…). Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ loại vacxin nào bạn có thể tiêm hoặc loại nào có thể gây ảnh hưởng đến bé yêu.

Bạn cũng nên chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm ở những nơi bạn sẽ đến. Tốt nhất là bạn nên có nước đun sôi và đồ ăn nhẹ để dự phòng.

 Minh Châu (mevabe.net)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo