- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Giảm khó chịu khi mang thai
Việc chăm sóc cơ thể đúng cách sẽ giúp bạn giảm đáng kể những vấn đề thường gặp trong thời gian mang thai.
Khó thở
Trong những tháng cuối thai kỳ, nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy khó thở, đặc biệt những lúc bạn gắng sức làm một việc gì. Thậm chí bạn cũng cảm thấy mệt và thiếu không khí khi bạn đang nói chuyện.
Nguyên nhân: Bé yêu trong bụng lớn dần và chèn ép lên cơ hoành của bạn. Triệu chứng khó thở cũng có thể do tình trạng thiếu máu gây nên.
Khắc phục: Tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Tập ngồi xổm, đặc biệt là khi bạn khó thở.
Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, bạn nên đi khám và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cảm giác choáng váng/ngất
Bạn thường phải ngồi hoặc nằm để tránh tình trạng bị choáng váng/ngất trong khi mang thai.
Nguyên nhân: Trong thời gian mang thai, huyết áp của bạn thường thấp hơn bình thường, gây ra hiện tượng choáng váng/ngất.
Khắc phục: Bạn không nên đứng dậy bất thình lình khi đang nằm, ngồi hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng. Nếu bạn đang nằm ngửa, bạn cần xoay mình sang một phía trước khi ngồi dậy.
Ngay khi cảm thấy mệt, choáng váng, bạn cần ngồi xuống và úp đầu giữa 2 gối cho đến khi khỏe hơn.
Bạn có thể tập di chuyển liên tục và không đứng yên quá lâu để cải thiện tình hình.
Các vấn đề về tiêu hóa
Trong suốt thai kỳ, bạn có thể bị ợ chua, đầy bụng, khó tiêu… và cảm giác đau rát ở ngay giữa lồng ngực.
Nguyên nhân: Bạn bị đầy bụng, khó tiêu rất có thể là do bạn bị táo bón lâu ngày gây nên.
Còn nguyên nhân chính gây ra chứng ợ chua và cảm giác đau rát lồng ngực là các kích thích tố trong thai kỳ. Dưới tác dụng các chất này, các van nằm ở ngõ dẫn vào dạ dày bị giãn ra, làm cho các chất chua trong dạ dày trào ngược lên ống thực quản.
Khắc phục: Để cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu do táo bón, bạn cần phải uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, hoa quả tươi và rau xanh. Bạn có thể kết hợp với các biện pháp thể dục và massage để điều trị.
Với chứng ợ chua, tốt nhất là bạn nên uống một ly sữa nóng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn cũng nên gối đầu cao lên để cải thiện tình hình.
Nếu vẫn không đỡ, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị bằng các loại thuốc chữa bệnh dạ dày dư axit.
Các vấn đề về đường tiết niệu
Khi bé yêu phát triển ngày một to ra và chèn ép lên bàng quang (bọng đái) của bạn, bạn có thể sẽ bị tiểu rắt hoặc són tiểu (đặc biệt những lúc bạn cười, chạy, ho hay hắt hơi). Thông thường các triệu chứng này hay xuất hiện vào các tháng cuối thai kỳ.
Khắc phục: Nếu bệnh tiểu rắt làm bạn phải thức dậy liên tục vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể hạn chế uống ít nước hơn vào buổi tối.
Trong trường hợp bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể thấy rát buốt mỗi lần đi tiểu. Tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ.
Bạn có thể luyện tập các động tác đặc biệt dành cho cơ xương chậu để giảm bớt hiện tượng són tiểu. Táo bón hay xách nặng cũng là một trong những yếu tố tác động làm bạn khó “kiềm chế” hơn.
Bạn nên uống nhiều nước và đi tiểu nhiều để cải thiện tình hình.
Các vấn đề về da
Rôm:
Trong các tháng cuối thai kỳ, da bạn thường nổi lên các mảng đỏ gây mẩn ngứa. Những mảng này phát triển nhiều ở những vùng có nếp gấp và ra nhiều mồ hôi như vùng bẹn và dưới ngực bạn.
Nguyên nhân: Do bạn lên cân quá nhiều và hay đổ mồ hôi. Bạn cũng có thể bị rôm do vệ sinh cơ thể không sạch sẽ hoặc do biến động kích thích tố trong thai kỳ gây nên.
Khắc phục: Bạn nên giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt ở những vùng này. Nên giữ những vùng này khô thoáng bằng cách lau thật khô mỗi khi tắm xong, bôi thuốc trị phồng da hoặc dung dịch làm khô da lên các khu vực nổi mẩn. (Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi bác sĩ về loại thuốc bạn muốn sử dụng)
Quần áo của bạn nên là loại thoáng mát, chất cotton để giúp thấm hút mồ hôi, đặc biệt trong những ngày hè. Bạn cũng nên chọn loại áo ngực cứng để nâng đỡ ngực bạn.
Xà phòng có hương thơm cũng có thể làm các vùng da bệnh lan rộng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên chọn loại không có hương hoặc loại dùng cho da mẫn cảm.
Cuối cùng, bạn cần kiểm soát chặt chẽ sự tăng cân của mình.
Da bị sậm màu:
Bạn có thể nhận ra da mình xuất hiện những mảng sậm màu, đặc biệt những vùng da vốn đã sậm từ trước như quầng ngực, các nốt ruồi, bớt…
Nguyên nhân: Do các nội tiết tố trong thai kỳ gây nên.
Khắc phục: Bạn có thể sử dụng các loại kem chống nắng để bảo vệ da khi ra ngoài ánh sáng mặt trời. Những vết sạm này sẽ mất dần đi sau khi bạn sinh bé.
Đổ mồ hôi:
Bạn luôn cảm thấy nóng bức và đổ nhiều mồ hôi. Có những lúc bạn phải thức dậy giữa đêm vì chiếc áo đã sũng nước…
Nguyên nhân: Bạn ra mồ hôi nhiều có thể là do biến động của các kích thích tố trong thai kỳ gây nên hoặc cũng có thể do lưu lượng máu đưa tới da nhiều hơn bình thường.
Khắc phục: Bạn nên hoạt động ở chỗ thoáng mát để tránh bị ra nhiều mồ hôi.
Quần áo của bạn tốt nhất phải rộng và là loại cotton để thấm hút tốt.
Bạn cũng cần nhớ bổ sung nhiều nước để bù cho lượng nước (mồ hôi) đã mất của cơ thể.
Các vấn đề ở chân và tay
Chuột rút:
Bạn bị co thắt các cơ bắp, thường là bắp chân và bàn chân, đặc biệt là vào ban đêm.
Nguyên nhân: Hiện tượng chuột rút có thể do cơ thể bạn thiếu canxi. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị chuột rút nếu các cơ của bạn phải làm việc nhiều và trở nên mệt mỏi.
Việc tử cung ngày càng to ra chèn ép lên các mạch máu chính và các dây thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Khắc phục: Trước hết bạn cần bổ sung lượng canxi và vitamin D đầy đủ cho cơ thể để tránh bị chuột rút.
Khi bị chuột rút, bạn nên xoa bóp phần cơ bị co rút và đi lại, hoạt động một lát để máu lưu thông.
Bạn cũng nên tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế và luôn co duỗi các bắp chân, xoay tròn các mắt cá chân cũng như các ngón chân để giúp làm mềm các cơ.
Tránh làm việc nặng và tích cực nghỉ ngơi trên giường trong tư thế thoải mái nhất sẽ giúp cơ thể bạn được nghỉ ngơi đầy đủ.
Sưng mắt cá chân và ngón tay:
Đây là hiện tượng khá phổ biến với phụ nữ mang thai trong những tháng cuối thai kỳ. Vào những ngày thời tiết nóng nực, bạn có thể cảm thấy hơi sưng ở mắt cá hoặc ngón tay. Tuy nhiên, hiện tượng này không làm bạn bị đau hay khó chịu nhiều.
Nguyên nhân: Do cơ thể bạn giữ nước trong thời kỳ mang thai.
Khắc phục: Bạn nên gác chân lên cao mỗi khi có thể. Đồng thời tập các bài tập nâng chân và giơ tay lên cao, co duỗi các ngón tay.
Trong trường hợp hiện tượng sưng phù nặng lên và xuất hiện ở nhiều chỗ trên cơ thể, bạn cần đi khám bác sĩ ngay vì rất có thể, đây là triệu chứng của tiền sản giật.
Giãn tĩnh mạch:
Bạn cảm thấy đau chân và sưng phồng các tĩnh mạch ở bắp chân, cẳng chân, đùi.
Nguyên nhân: Hoặc là bạn tăng cân quá nhiều, hoặc đây là bệnh truyền thống trong gia đình bạn. Đôi khi, việc đứng quá lâu hay ngồi vắt chân chữ ngũ cũng làm các tĩnh mạch của bạn bị giãn to hơn.
Khắc phục: Bạn nên gác chân lên cao kể cả khi ngồi hoặc khi nằm nghỉ trên giường.
Một số động tác thể dục nhẹ dành riêng cho chân cũng giúp máu lưu thông tốt hơn.
Bạn có thể mặc một số loại quần bó sát vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường để giúp cải thiện tình hình.
Móng tay – chân:
Móng tay, chân của bạn trong thời kỳ mang thai thường mọc nhanh hơn, trở nên giòn hay mềm, quăn và dễ gãy.
Nguyên nhân: Tình trạng này có thể do ảnh hưởng của các hormone trong thai kỳ. Đôi khi cũng có thể vì bạn bị thiếu máu.
Khắc phục: Bạn nên để móng tay ngắn. Khi làm việc nhà, bạn nên đeo găng tay để bảo vệ móng.
Nếu tình trạng này ngày một tồi tệ hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn đúng cách.
Ẩm ướt “vùng kín”
Tưa do nấm:
Bạn thường bị ra một chất đặc sệt màu trắng ở âm đạo, kèm theo đó là cảm giác ngứa. Đôi khi bạn còn thấy đau rát khi đi tiểu.
Nguyên nhân: Bạn đã mắc phải chứng khí hư do nấm mà nguyên nhân chủ yếu là do các biến động kích thích tố trong thai kỳ.
Khắc phục: Bạn cần chữa dứt bệnh này trước khi sinh để tránh ảnh hướng tới bé (tưa có thể lây qua miệng bé làm việc nuôi bé trở nên khó khăn).
Bạn nên ngừng sử dụng xà phòng nếu cảm thấy đau (đôi khi xà phòng có thể làm bệnh nặng hơn) đồng thời tránh dùng các thuốc khử mùi “vùng kín”.
Bạn có thể chọn loại quần lót bằng cotton, độ rộng vừa phải và tuyệt đối tránh các loại quần bằng nylon và quần bó.
Một chút sữa chua nguyên chất đưa vào âm đạo sau khi đã vệ sinh sạch sẽ cũng có thể giúp cải thiện bớt tình hình.
Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Huyết trắng:
Âm đạo của bạn tiết ra nhiều chất dịch trong hoặc trắng đục. Tuy nhiên, bạn không cảm thấy đau hay rát.
Nguyên nhân: Huyết trắng hay các chất nhầy này xuất hiện nhiều trong suốt thai kỳ có thể do các biến động kích thích tố trong thời gian mang thai.
Khắc phục: Bạn có thể dùng loại băng vệ sinh hàng ngày để giảm bớt cảm giác ướt át, khó chịu. Tuy nhiên bạn cần nhớ luôn vệ sinh sạch sẽ và thay băng thường xuyên để tránh tình trạng nấm phát triển.
Sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau rửa từ trước ra sau và cố gắng giữ vùng này luôn được khổ thoáng.
Bạn cũng cần mặc các loại quần lót bằng cotton, thoáng khí và rộng rãi.
Tốt nhất là bạn nên tránh dùng các loại xà phòng thơm, dung dịch khử mùi… và đi khám bác sĩ nếu bạn thấy ngứa, đau hay tiết ra các chất có màu lạ (vàng, hồng, nâu) hay mùi hôi.
Minh Châu (mevabe.net)
- Cảm, sốt trong thai kỳ (09:32:00 30/06/2008)
- Thay đổi sau khi có bầu (08:18:00 26/06/2008)
- Bị ngứa trong thai kỳ (07:53:00 20/06/2008)
- Khắc phục rạn da (09:26:00 19/06/2008)
- Bệnh tiết niệu khi mang thai (14:12:00 17/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |