- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Tăng cân trong thai kỳ
Tăng cân trong thai kỳ là hiện tượng rất bình thường đối với các bà bầu. Tuy nhiên, tăng bao nhiêu cân là đủ, tăng cân theo từng thời kỳ như thế nào… thì không phải bà bầu nào cũng hiểu được rõ.
Tầm quan trọng của việc tăng cân
Việc bạn tăng cân trong thời gian mang thai rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đây được coi là một dấu hiệu tốt của một bà bầu khỏe mạnh.
Mức tăng cân của bạn khi mang thai cũng liên quan chặt chẽ tới cân nặng của bé. Nếu bạn có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cân thích hợp thì bé sinh ra sẽ khỏe mạnh.
Tăng cân vừa phải còn giúp bạn tránh được một số vấn đề khó chịu thông thường của phụ nữ khi mang thai, chẳng hạn như các bệnh trĩ, căng tĩnh mạch, những vết da căng và rạn da, đau lưng, mệt mỏi, ăn khó tiêu và khó thở.
Khi bạn tăng cân quá ít:
Nếu bạn tăng cân quá ít hoặc không tăng cân trong thai kỳ, thai sẽ chậm phát triển trong tử cung (suy dinh dưỡng bào thai) và gây tỷ lệ tử vong chu sinh cao.
Các bé có mẹ tăng cân ít trong thai kỳ thường sinh ra sẽ có thể bị suy dinh dưỡng (cân nặng dưới 2,5 kg) và có nhiều nguy cơ đẻ non.
Khi bạn tăng cân quá nhiều:
Trong thời gian mang thai, nếu bạn tăng cân quá nhiều sẽ gây ra nguy cơ tiểu đường, cao huyết áp hay bệnh căng dãn tĩnh mạch cho bé.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Thụy Điển, nếu bạn tăng cân quá nhiều (tỷ số trọng khối cơ thể BMI lên tới 3 đơn vị) thì sẽ tăng nguy cơ tử vong cho bé.
Mẹ tăng cân quá nhiều cũng ảnh hưởng tới cân nặng của bé khi sinh ra. Bé thường đạt cân nặng trên 4kg và có thể dẫn đến những khó khăn trong khi sinh như: chuyển dạ kéo dài, khó sinh, sinh mổ, chấn thương khi sinh và ngạt.
Một lý do nữa khiến bạn không nên tăng cân quá nhiều là vấn đề hình thể. Bạn càng lên cân nhiều, việc lấy lại “form” sau khi sinh càng trở nên khó khăn hơn.
Như vậy là cân nặng của bạn trong thai kỳ vô cùng quan trọng và cần có sự theo dõi gắt gao của bác sĩ. Tất cả những triệu chứng bạn lên cân ít hay nhiều cũng đều cần được bác sĩ để ý và có hướng điều chỉnh thích hợp.
Tăng cân thích hợp trong thai kỳ
Nhìn chung, trong suốt thời gian mang thai, bạn chỉ nên tăng 10–12kg. Bạn cũng cần phải có chế độ tăng cân phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, chẳng hạn như: tăng cân ít (1kg) hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu, tăng 4–5kg trong 3 tháng tiếp theo và tăng 5–6kg trong 3 tháng cuối cùng.
Nếu trong 6 tháng cuối của thai kỳ, mỗi tháng bạn chỉ tăng khoảng 1kg thì bạn cần phải bồi dưỡng thêm và xin tư vấn của bác sĩ (rất có thể bé có vấn đề về sức khỏe).
Nếu trong 3 tháng giữa bạn chỉ tăng dưới 3kg và 3 tháng cuối bạn tăng dưới 4kg, bạn cũng cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng của mình (bạn ăn quá ít hoặc dinh dưỡng kém).
Đánh giá mức tăng cân chuẩn trong thai kỳ
Theo Ủy ban đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong thời gian mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ năm 1990 (Committee on Nutritional status during Pregnancy and Lactation), để biết cân nặng hợp lý của bạn khi mang thai, người ta dựa vào tỷ số trọng khối cơ thể (BMI) trước lúc bạn có thai.
Tỷ số này được tính như sau: BMI = Trọng lượng cơ thể / (chiều cao x chiều cao).
Nếu BMI < 19,8: bạn nên tăng từ 12,8 đến 18 kg trong suốt thai kỳ.
Nếu BMI giao động từ 19,8 đến 26: bạn nên tăng 11,5 đến 16kg.
Nếu BMI giao động từ 26 đến 29: bạn nên tăng 7–11kg.
Nếu BMI > 29: bạn nên tăng trên 6kg trong thai kỳ.
Tránh tăng cân quá nhiều
Bạn có thể kiểm soát mức độ tăng cân của mình và tránh bị tăng cân quá nhiều bằng một số phương pháp sau:
Nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt là buổi tối.
Nghe các loại nhạc trữ tình, êm dịu và để đèn sáng trong khi ăn để giảm bớt tốc độ tiêu thụ thức ăn. Đồng thời, bạn cũng nên cố gắng ăn thật chậm.
Không nên để bị đói hay bỏ bữa vì bạn sẽ có thể ăn gấp đôi vào các bữa còn lại.
Bạn có thể ăn vặt nhưng nên hạn chế các loại bánh kẹo, bánh ngọt, thực phẩm nhiều mỡ.
Năng vận động và không ngồi một chỗ quá lâu để giải phóng bớt các năng lượng thừa.
Ánh sáng mặt trời có tác dụng kiềm chế những cơn thèm đường và thèm ăn của bạn. Vì vậy, bạn nên chăm chỉ ra ngoài hít thở không khí và tắm nắng.
Tập yoga không chỉ giúp bạn kiểm soát chế độ lên cân thích hợp mà còn giúp bạn kiềm chế bớt những cơn nóng giận, stress – nguyên nhân gây béo phì.
Phòng tránh thiếu cân trong thai kỳ
Bên cạnh việc phòng tránh tăng cân quá nhiều, bạn cũng cần phải chú ý để không bị thiếu cân trong suốt thai kỳ của mình.
Quan trọng nhất là bạn cần phải hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Bạn có thể ăn nhiều bữa nhỏ và ăn những thực phẩm giàu năng lượng như dầu, mỡ, các thức ăn chiên, xào, thức ăn ngọt…
Nếu bạn bị nghén, bạn nên chủ động tránh xa những thức ăn có mùi gây khó chịu cho bạn. Tốt nhất là bạn nên có những đồ ăn vặt, ăn nhẹ ở quanh mình.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú trọng đến các thực phẩm bổ sung sữa cho bà mẹ mang thai.
Các loại thuốc bổ sung dưỡng chất cũng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của bạn. Bạn có thể chọn các loại viên tổng hợp và uống mỗi ngày 1 viên để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.
Minh Châu (mevabe.net)
- Giảm khó chịu khi mang thai (07:19:00 01/07/2008)
- Cảm, sốt trong thai kỳ (09:32:00 30/06/2008)
- Thay đổi sau khi có bầu (08:18:00 26/06/2008)
- Bị ngứa trong thai kỳ (07:53:00 20/06/2008)
- Khắc phục rạn da (09:26:00 19/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |