- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Cảm, sốt trong thai kỳ
Với những phụ nữ mang thai, các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm hay ho, sốt luôn là những mối lo ngại lớn, đặc biệt là nhiều bé sinh ra bị dị tật bẩm sinh vì mẹ nhiễm phải những căn bệnh này trong thai kỳ.
Cảm cúm khi mang thai
Tác hại:
Theo các nghiên cứu khoa học gần đây, khi người mẹ bị nhiễm bệnh nặng do các virus cúm nói chung gây ra, dẫn đến mẹ bị sốt cao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc và có thể làm cho thai bị hỏng, sảy thai.
Cũng theo báo cáo hằng năm của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ cho biết, có khoảng 14% bé bị tâm thần phân liệt ảnh hưởng từ việc mẹ bị cúm trong thời kỳ mang thai.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Phó Đức Nhuận – bệnh viện Phụ sản Trung ương, các loại virus nói chung và virus cúm tuy có thể là một trong những nguyên nhân gây dị tật cho thai nhi nhưng nếu thai nhi bị dị tật thì nguyên nhân gây bệnh chưa chắc đã là do virus gây ra.
Cách điều trị:
Khi bạn bị cảm cúm, điều quan trọng nhất là bạn không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng mức. Bạn không nên tự mua thuốc và chữa theo kiểu “kinh nghiệm dân gian”.
Trên thị trường hiện tại đang có bán một số loại cảm xuyên hương có ghi trên bao bì áp dụng cho thai phụ và sản phụ đang nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, chưa có cơ sở nào chứng nhận và kiểm định điều này, vì vậy bạn không nên dùng các loại cảm xuyên hương khi bị cúm.
Việc đi khám thai đều đặn sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm tất cả những dị tật bên trong và bên ngoài của thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ có những tư vấn cần thiết cho bạn.
Nếu chẳng may bị cúm trong thai kỳ (đặc biệt là những tháng đầu), bạn không nên tự ý quyết định phá thai mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Cảm lạnh và sốt trong thai kỳ
Tác hại:
Cảm lạnh và sốt thường kéo theo các triệu chứng như ho, đau đầu, chảy nước mũi, mệt mỏi…
Kết quả các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu bạn bị sốt trong khoảng 3 tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây nguy cơ dị tật tim bẩm sinh ở bé (11,2%). Nếu bạn bị mắc các bệnh có triệu chứng sốt trong thời gian này cũng có thể làm tăng 80% khả năng bé bị dị tật tim (so với các bà mẹ mang thai khác), đặc biệt với bệnh cảm và sốt, khả năng này có thể tăng hơn gấp 2 lần bình thường.
Nghiên cứu cũng cho thấy cơ thể bé thường đáp ứng rất kém với tình trạng tăng nhiệt ở mẹ khi mẹ bị sốt. Vì vậy, tùy theo tuổi thai và tình trạng sức khỏe mà bạn có thể bị sảy thai, sinh non hay thai chết lưu.
Ngoài ra, việc bạn dùng các loại thuốc chữa ho, cảm lạnh hoặc thuốc giảm đau trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng dễ gây các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh hiếm gặp ở ruột của bé (chẳng hạn như bé bị tật nứt bụng hoặc hẹp ruột non…).
Cách điều trị:
Trong thời gian mang thai, nếu bạn bị sốt và cảm lạnh (hoặc đôi khi là các triệu chứng của cảm như ho, sổ mũi, đau đầu…), bạn cũng không nên dùng thuốc bừa bãi. Tốt nhất là bạn nên đi khám và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.
Thời kỳ đầu mang thai là thời kỳ vô cùng quan trọng vì bé đang trong giai đoạn hình thành các cơ quan. Cơ thể bé vì vậy cũng rất mẫn cảm với các loại thuốc – hóa chất. Do đó, khi dùng thuốc (kể cả thuốc đã kê đơn), bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng (nếu có thể, bạn cần tìm hiểu thêm về bằng chứng an toàn của thuốc trước khi sử dụng).
Khoa học đã chứng minh rằng tỷ lệ khuyết tật tim ở bé sẽ giảm đi đáng kể khi bạn bị sốt, cảm lạnh nhưng có uống bổ sung hỗn hợp vitamin từ 3 tháng trước khi mang thai và kéo dài trong suốt thai kỳ.
Khi bạn bị sốt, bạn cũng cần làm các xét nghiệm để chuẩn đoán nguyên nhân (có thể bạn bị sốt vì nhiễm siêu virus lúc bắt đầu mang thai, lây nhiễm trong thai kỳ, hay bạn bị nhiễm khuẩn do viêm bể thận, viêm nhau, màng ối, viêm gan siêu vi B…). Tùy theo tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ có hướng điều trị hợp lý.
Nếu bạn chỉ bị sốt nhẹ, bác sĩ có thể theo dõi trong vòng từ 24 đến 48 giờ. Bạn không nên tự ý dùng kháng sinh.
Với các triệu chứng sổ mũi, bạn nên xì mũi thật sạch rồi dùng nước muối sinh lý rửa thường xuyên để làm giảm bớt triệu chứng.
Bạn cũng nên tránh các loại thuốc dân gian chưa qua kiểm nghiệm khoa học. Đôi khi, các loại thuốc này có thể gây tác hại cho cả bạn và bé.
Nếu bạn bị ho, đặc biệt ở giai đoạn cuối thai kỳ, bạn nên cẩn thận với các loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng. Một vài loại thuốc ho có thể bị cấm một vài ngày trước khi bạn trở dạ vì có thể gây ảnh hưởng đến bé yêu. Bạn cần tránh sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc và tốt nhất nên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Minh Châu (mevabe.net)
- Thay đổi sau khi có bầu (08:18:00 26/06/2008)
- Bị ngứa trong thai kỳ (07:53:00 20/06/2008)
- Khắc phục rạn da (09:26:00 19/06/2008)
- Bệnh tiết niệu khi mang thai (14:12:00 17/06/2008)
- Bảo vệ răng miệng bà bầu (13:56:00 16/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |